kinh tế Việt Nam
Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững
Vượt qua nhiều thách thức, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển tích cực trong tháng 1 năm 2024. Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của cả năm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương với tinh thần Chủ đề điều hành của năm 2024 “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”...
Thủ tướng Chính phủ mong muốn năm 2024, các Tập đoàn, Tổng công ty tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển
Đánh giá cao những thành tựu của các Tập đoàn, Tổng công ty trong năm 2023 đã có nhiều nỗ lực góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, Thủ tướng Chính phủ mong muốn trong năm 2024, các tập đoàn, tổng công ty phải đầu tư nhiều hơn, phải hoàn thành tốt hơn năm 2023.
Động lực nào giúp kinh tế Việt Nam bứt tốc trong năm 2024?
Xác định 2024 là năm “tăng tốc” để hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, hướng tới các mục tiêu phát triển đến năm 2030, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để tạo đà tăng trưởng Việt Nam cần củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu. Đồng thời, khai thác, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.
Kinh tế Việt Nam 2024: Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng
Năm 2023, mặc dù tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu, nhưng các chuyên gia đều nhận định đà phục hồi đã rõ nét và kỳ vọng năm 2024 hoàn toàn có thể là năm bứt phá phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 từ góc nhìn chuyên gia
2024 là năm “tăng tốc” để hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025, cũng là giai đoạn nền tảng giữa kỳ hướng tới các mục tiêu phát triển đến năm 2030. Để tiếp tục bứt phá, kinh tế Việt Nam cần tăng cường khả năng làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và khai thác - phát huy hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.
Điểm nhấn kinh tế Việt Nam: Hơn 200.000 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2023
Năm 2023, đã có 217.706 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Đây là một điểm nhấn quan trọng trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm vừa qua.
Sức hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam kỳ vọng có thêm nhiều dự án chất lượng cao
Từ những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) Việt Nam đã trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư. Trong xu thế kinh tế mở càng tạo đà để các doanh nghiệp lớn trên thế giới tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án chất lượng cao tại Việt Nam trong năm 2024.
'Vượt sóng' trong gian khó, kinh tế Việt Nam kỳ vọng bứt phá trong năm 2024
Từ những bước phục hồi của năm 2023, kinh tế Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển mới. Năm 2024, các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, quyết tâm tháo gỡ khó khăn cùng các giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ sẽ là những yếu tố tạo ảnh hưởng tích cực với tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và tạo đà cho bước tiến trong trung hạn.
Tiêu dùng nội địa sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024
Để đạt mức tăng trưởng GDP ở mức cao trong năm 2024, thì tiêu dùng nội địa vẫn sẽ là động lực quan trọng nhất. Đồng thời, để thúc đẩy sản xuất, phải khắc phục ngay những vấn đề bức xúc, quy định bất hợp lý mà cộng đồng doanh nghiệp đã phản ánh.
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2023: Nhiều gam màu sáng
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2023 có nhiều gam màu sáng như: Nhiều nông sản kỳ vọng gia nhập "câu lạc bộ" tỷ USD; dòng vốn FDI ngày càng mở rộng...
Nền kinh tế hồi phục nhưng còn nhiều thách thức
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù vẫn còn phải đối mặt với khó khăn, tình hình kinh tế 8 tháng tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu, chỉ số chuyển biến tích cực hơn qua từng tháng, tạo đà cho quý III và cả năm.
Điểm sáng kinh tế Việt Nam giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng
Suốt hơn 2,5 năm qua từ sau Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam vẫn vững vàng và tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trong hành trình vượt qua các thách thức chưa có tiền lệ lịch sử, vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.
CIEM dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng trưởng 5,34%-6,46%
Tại Hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023”, sáng 10/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đưa ra 3 kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2023.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phụ hồi và tăng trưởng 7,0% trong 6 tháng cuối năm
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô gần đây về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng ở mức 7,0% (từ mức 3,7% trong nửa đầu năm) trong nửa cuối năm.
Nền kinh tế Việt Nam được chèo lái thế nào trước các cơn sóng lớn
Các chuyên gia cho rằng, trước “con sóng chao đảo” của tình hình thế giới (lạm phát gia tăng, sụt giảm tăng trưởng) thì Việt Nam giữ vững ổn định vĩ mô là thành công lớn nhất.
Tính đến ngày 20/4/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới tính đến ngày 20/4/2023 ước đạt 4,11 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,88 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam phấn đấu năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao
Sáng nay 20/4, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề “Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới”. Hội nghị được tổ chức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Trụ sở Chính phủ đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thực hiện nhiều giải pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết: Kết quả tăng trưởng của quý I được đánh giá ở mức khá so với bình quân chung trên thế giới và khu vực, khi mà các nền kinh tế khác được dự báo là tăng trưởng ở mức rất thấp.
2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023
Báo cáo tại phiên họp Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 như mục tiêu đề ra là rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm cao.