Quan tâm hơn đến lao động nữ trong ngành nông lâm nghiệp

Lao động nữ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế và lao động trong môi trường công việc. Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động được bảo đảm các quyền và nghĩa vụ như người lao động nam và được nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng về mọi mặt.
m-1697673726.jpg
Cần quan tâm đến lao động nữ trong ngành nông lâm nghiệp - Ảnh minh họa.

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp (tiếng Anh: Agricultural Human Resource) là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp).

Tuy vậy, về lượng của nguồn nhân lực trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không phải chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động. Về chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình độ sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động.

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trưng điển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Là thứ lao động tất yếu, xu hướng có tính qui luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻ khoẻ có trình độ văn hoá và kĩ thuật. Vì thế số lao động ở lại trong khu vực công nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỉ lệ này có xu hướng tăng lên.

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỉ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Song, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Quá trình biến đổi đó diễn ra theo hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu diễn ra khi đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp có tăng lên, một số lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên dư thừa và được các ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất - dịch vụ. Nhưng do tốc độ tăng tự nhiên của lao động trong khu vực công nghiệp còn lớn hơn tốc độ thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, do đó ở thời kì này tỉ trọng lao động nông nghiệp mới giảm tương đối, số lượng lao động tuyệt đối còn tăng lên.

Giai đoạn này dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của đất nước quyết định. Đài loan là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với thời gian dài. Trong 40 năm, thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Đài loan tăng trên 70 lần. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đài loan trở thành một nền công nghiệp mới. Năm 1952 nông nghiệp chiếm 35,9%, công nghiệp chiếm 18,0% và dịch vụ chiếm 46,1% trong tổng GDP. Cùng thời gian này dân cư nông nghiệp có 4.257 ngàn người, chiếm 52,4% dân số Đài loan. Đến năm 1970 tỉ trọng của nông nghiệp giảm xuống 17,5% và công nghiệp tăng lên 34,7% trong GDP; dân số nông nghiệp tăng lên 5.997 ngàn người và chiếm 40,9%. Đài loan kết thúc giai đoạn I, giai đoạn lao động nông nghiệp mới giảm tương đối, phải mất 20 năm.

Nước ta đang ở giai đoạn thứ nhất, Tính chung đến 9 tháng năm 2023, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,8 triệu người, (chiếm 27,0%), giảm 118,2 nghìn người, tương ứng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người (chiếm 33,5%), tăng 318,5 nghìn người, tương ứng tăng 1,9% so với cùng kỳ năm. Giai đoạn thứ hai, nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao động nông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao. Số lao động dôi ra do nông nghiệp giải phóng đã được các ngành khác thu hút hết. Vì thế giai đoạn này số lượng lao động giảm cả tương đối và tuyệt đối.

Việt Nam là nước có tới 72,56% dân số sinh sống ở nông thôn và 53,9% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Việc đảm bảo mức sống cao và ổn định cho bộ phận dân cư đông đảo này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của đất nước. Chính vì vậy trong khi coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm, Đảng ta rất chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, xác định đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở nước ta, chúng ta cần phải đặc biệt tính đến nguồn nhân lực con người trong đó có vai trò quan trọng của phụ nữ, những người đảm nhiệm vai trò "kép", vừa là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, vừa có trách nhiệm trực tiếp tái sản xuất ra con người - lại chiếm tới 52,1% dân số nông thôn và 50,7% lao động nông thôn, phải được xem là nguồn nhân lực cơ bản trong chiến lược này./.

Vũ Thịnh TH