Cụ thể, lượng dầu khai thác của Saudi Arabia trong tháng 7 và tháng 8 sẽ là 9 triệu thùng/ngày. Thông báo của Bộ trưởng Năng lượng, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nêu rõ việc cắt giảm có thể tiếp tục kéo dài.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sẽ tự nguyện cắt giảm lượng dầu xuất khẩu tương đương 500.000 thùng /ngày trong tháng 8 trong nỗ lực đảm bảo cân bằng thị trường. Hồi tháng 3, Moskva cũng quyết định tự nguyên giảm lượng dầu khai thác 500.000 thùng/ngày so với mức trung bình tháng 2, sau đó 2 lần gia hạn quyết định này cho đến tháng 6 và đến cuối năm 2023.
Đây là những động thái mới nhất của các nước thuộc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Đối tác (OPEC+) nhằm ổn định thị trường "vàng đen".
Như vậy, tổng lượng cắt giảm của các nhà sản xuất trong OPEC+ đã chạm ngưỡng hơn 5 triệu thùng/ngày, trong bối cảnh khó khăn tại nhiều nền kinh tế lớn gây lo ngại về nhu cầu, kéo giá dầu giảm tới 6% trong quý trước.
Phản ứng sau thông tin này, giá dầu Brent và WTI đều đã tăng nhẹ trong phiên tại thị trường châu Á.
Tháng 3, Moscow cũng quyết định giảm lượng dầu khai thác 500.000 thùng/ngày so với mức trung bình tháng 2, sau đó 2 lần gia hạn quyết định này cho đến tháng 6 và đến cuối năm 2023.
Tại cuộc họp ở Vienna (Áo) ngày 4/6, OPEC+ đã nhất trí điều chỉnh sản lượng khai thác ở mức 40,46 triệu thùng/ngày trong cả năm 2024. OPEC+ cho rằng sự thay đổi này phù hợp với cam kết liên tục của hiệp hội và các đối tác bên ngoài, dẫn đầu là Nga, “nhằm hướng đến và duy trì thị trường dầu mỏ ổn định, đồng thời đưa ra định hướng dài hạn cho thị trường”, trong đó, có tính đến cách tiếp cận chủ động và đón đầu thành công của những năm trước.