Ông Haitham Al Ghais cũng cho biết thêm, thế giới cần tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính hơn là thay thế một dạng năng lượng này bằng một dạng năng lượng khác, đồng thời nhấn mạnh rằng cần có những khoản đầu tư lớn vào tất cả các lĩnh vực năng lượng. Phát biểu tại Hội nghị Dầu mỏ và Khí đốt Trung Đông ở Dubai, Tổng thư ký OPEC nói: "Đó là sự thật cần được nói ra".
Theo OPEC ước tính, thế giới cần đầu tư 12.100 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu dầu mỏ gia tăng trong dài hạn. Bên cạnh đó, Chủ tịch công ty tư vấn về năng lượng FGE Consultancy Fereidun Fesharaki nhận định, với tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu khoảng 8 triệu thùng/ngày, thế giới có thể đối mặt với vấn đề về nguồn cung.
Hiện, Nga có thể duy trì sản lượng ở mức khoảng 10-11 triệu thùng/ngày, nhưng mức tăng trưởng 2 triệu thùng/ngày trong tương lai có thể không đạt được nếu các lệnh trừng phạt được duy trì.
Fesharaki cũng cho biết, ông thấy OPEC hành xử theo một cách rất khác so với trước đây với việc tăng trưởng dầu đá phiến của Mỹ không còn là nỗi lo với việc dầu tăng giá. Thay vào đó, OPEC đã chuyển trọng tâm sang kiếm tiền từ các nguồn dầu mỏ trước khi nhu cầu đạt đỉnh. Fesharaki mong muốn giữ giá dầu trên 80 USD/thùng và sẵn sàng vượt qua mốc 100 USD nếu thị trường thắt chặt.
OPEC+ dẫn đầu bởi Nga, đã đồng ý cắt giảm sản lượng vào cuối năm 2022 để hỗ trợ thị trường khi triển vọng kinh tế xấu đi, ảnh hưởng đến giá dầu. Sau đó, trong một động thái bất ngờ vào tháng 4, Ả Rập Xê-út và các thành viên OPEC + khác đã thông báo cắt giảm thêm sản lượng dầu khoảng 1,2 triệu thùng/ngày. Các thành viên OPEC+ sẽ họp tại Vienna vào ngày 4/6/2023 để quyết định hành động tiếp theo của họ.