Liên kết chuỗi để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu

Thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cùng các Thứ trưởng liên tục có các chuyến công tác đến địa phương để triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Vậy bài toán đặt ra là chúng ta liên kết chuỗi như thế nào để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp trong nước khi xuất khẩu và làm sao thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Dũng - Phó Chủ tịch, Trưởng Cơ quan Đại diện miền Nam Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông Lâm Thủy hải sản tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu” diễn ra ngày 10/9/2022 tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

1-1663033421.jpg
Toàn cảnh Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông Lâm Thủy hải sản tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu” diễn ra ngày 10/9/2022 tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Tham dự hội thảo có sự hiện diện của ông Vương Đức Tuấn - Nguyên Cục Phó Cục công tác phía Nam (Bộ Khoa học & Công nghệ); ông Vĩnh Quang Lê - Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Dũng - Phó Chủ tịch, Trưởng Cơ quan Đại diện miền Nam Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA); ông Vũ Văn Quang - Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Doanh nghiệp Kinh tế xanh; ông Nguyễn Mạnh Thắng - Tổng Thư ký Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam, Thường trực Ban Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp Kinh tế xanh cùng đại diện Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận và đông đảo lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố phía Nam.

Tìm hướng đi cho sản phẩm nông nghiệp qua những ý kiến tâm huyết
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Vĩnh Quang Lê - Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam cho biết: “Bình Thuận là một tỉnh có rất nhiều lợi thế, được Chính phủ rất quan tâm. Do đó, qua hội thảo này Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam mong muốn kết hợp với địa phương để hỗ trợ xuất khẩu nông sản cho nông dân. Đồng thời, tổ chức các các hệ thống truyền thông để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về nông nghiệp. Từ đó kêu gọi các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào Bình Thuận trong thời gian tới”.  

2-1663033494.jpg
Từ trái qua phải: Ông Vĩnh Quang Lê - Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Dũng - Phó Chủ tịch, Trưởng Cơ quan Đại diện miền Nam Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA); ông Vương Đức Tuấn - Nguyên Cục Phó Cục công tác phía Nam (Bộ Khoa học & Công nghệ); ông Vũ Văn Quang - Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Doanh nghiệp Kinh tế xanh; bà Nguyễn Trần Loan Ngọc - Đại diện Công ty Schneider Electric (Doanh nghiệp FDI đến từ Pháp) tham dự Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông Lâm Thủy hải sản tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu” diễn ra ngày 10/9/2022 tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang có hơn 30.000 ha thanh long, 20.000 ha cao su,  15.000 ha bông vải, 9.000 ha điều và hơn 2.000 ha hồ tiêu. Lâu nay, các sản phẩm nông sản của Việt Nam đa số xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, nếu xuất khẩu được theo con đường chính ngạch thì luôn xuất hiện tình trạng hàng ngàn xe Container chở nông sản bị ùn ứ tại các cửa khẩu dẫn đến tỉnh trạng “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Từ đó, đã làm thị trường nông sản trong nước luôn trong tình trạng bấp bênh, phụ thuộc vào Trung Quốc.

3-1663033532.jpg
Ông Vĩnh Quang Lê - Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông Lâm Thủy hải sản tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu” .

Ông Nguyễn Dũng - Phó Chủ tịch, Trưởng Cơ quan Đại diện miền Nam Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam chia sẻ: “Hiện nay, nông sản của Việt Nam phải xuất khẩu theo con đường chính ngạch, để xuất khẩu được chính ngạch nông sản Việt Nam không còn con đường nào khác là phải sản xuất theo mô hình hữu cơ và đây là quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan. Trước đây, sầu riêng chúng ta không dám ăn nhưng bây giờ đã đi vào sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao giá trị khi xuất khẩu”. 

“Tỉnh Bình Thuận với hơn 30.000 ha thanh long, phải có nhiều sản phẩm chế biến  từ trái thanh long, cùng với đó là tìm kiếm thị trường trong nước và xuất khẩu, giống như sản phẩm dâu tằm của tỉnh Lâm Đồng trước đây. Vấn đề công nghệ bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng, vì sản phẩm nông sản được bảo quản tốt sẽ làm tăng giá trị khi xuất khẩu”, ông Nguyễn Dũng nhấn mạnh.

Thông thường, nông sản sau khi thu hoạch chỉ để được khoảng 1 - 2 ngày ở nhiệt độ phòng bình thường là mất đi độ tươi ngon ban đầu. Cụ thể, hiện tại ở nước ta các tổn thất sau thu hoạch do chưa biết ứng dụng khoa học kỹ thuật còn có tỷ lệ khá cao. Hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu còn ở dạng tươi và thô đi các nước khác. Do đó, còn tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ cao nếu đầu ra bị bão hòa, nhu cầu xuất khẩu do đó dễ bị ngưng trệ.

5-1663033608.jpg
Ông Nguyễn Dũng - Phó Chủ tịch, Trưởng Cơ quan Đại diện miền Nam Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông Lâm Thủy hải sản tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu” .

Dưới góc độ quản lý của doanh nghiệp chuyên ứng dụng công nghệ trong bảo quản nông sản, bà Quách Thị Lệ Chân - Giám đốc Công ty TNHH Bảo quản Rau quả CASS, đã thông tin: “Trước đây thường bảo quản lạnh theo phương pháp thông thường, nhưng đối với CASS hiện nay đã ứng dụng bảo quản nông sản theo phương pháp kiểm soát khí quyển đã giúp cho thời gian tươi ngon của nông sản được kéo dài nên ít nhất tăng nên từ 2 - 4 lần so với điều kiện kiểm soát độ ẩm”.

“Cùng với đó chúng tôi đã quản trị hàng hóa bằng công nghệ kho hàng tự động, với ứng dựng tự động hóa vào quản trị giúp cho hàng hóa trong quá trình thu gom đến trung tâm nông sản sẽ có sự minh bạch, rõ ràng, duy trì được nguồn gốc. Trong quá trình chuẩn bị xuất khẩu đi cần có quá trình thu gom mà các trung tâm lớn thiếu hẳn điều kiện giúp cho khách hàng ở các nước trên thế giới có thể quan sát, theo dõi suốt quá trình làm để đảm bảo họ mua đúng hàng, nhận đúng sản phẩm họ đã mua”, bà Quách Thị Lệ Chân cho biết thêm.

6-1663033669.jpg
Bà Quách Thị Lệ Chân - Giám đốc Công ty TNHH Bảo quản Rau quả CASS phát biểu tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông Lâm Thủy hải sản tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Là Giám đốc Kỹ thuật của Công ty TNHH Bảo quản Rau quả CASS, ông Bùi Tiến Dũng chia sẻ: “Tại CASS chúng tôi đã dùng Robot và phần mềm để nhận và quản trị hàng tự động, nên mọi khách hàng có thể tin tưởng vào những sản phẩm nông sản mua và được bảo quản từ CASS. Từ đó, chúng tôi có điều kiện giúp cho bà con nông dân, những người sản xuất tốt, có sản phẩm chất lượng sẽ được thị trường ghi nhận và có điều kiện để bán được giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại”. 

8-1663033704.jpg
Ông Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trà Thanh Long phát biểu Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông Lâm Thủy hải sản tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Mặc dù, tỉnh Bình Thuận có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhưng giá cả và đầu ra của mặt hàng này liên tục bấp bênh. Cụ thể, năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc. Giá thu mua thanh long giảm sâu do các doanh nghiệp chỉ thu mua cầm chừng. Tình trạng này khiến nhà vườn “đứng ngồi không yên”. 

Ông Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trà Thanh Long mang đến Hội thảo câu chuyện sản xuất ra các sản phẩm phục vụ tiêu dùng từ cây thanh long, trong đó sản phẩm trà hoa thanh long bấy lâu nay như ngủ quên được đánh thức. 

“Làm được sản phẩn trà hoa thanh long này đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường trong các nông trại trồng cây thanh long. Bởi vì một tay thanh long khi ra nhiều hoa nhưng không thể nuôi tất cả, chỉ có thể nuôi được từ 4 - 5 hoa cho ra trái chất lượng tốt, số còn lại cần phải tỉa bớt. Trước đây, người nông dân thường hái bỏ xuống đã làm ô nhiễm môi trường, và lãng phí một nguồn sản phẩm đầu vào rất lớn nếu như đưa vào sản xuất trà hoa thanh long”, ông Nguyễn Huy Cường cho biết.

“Để tạo ra nguồn thu nhập cho người nông dân trước khi thu hoạch trái, đặc biệt với thủ phủ cây thanh long như tỉnh Bình Thuận, công ty đã sản xuất ra các sản phẩm trà hoa thanh long, hoa thanh long sấy khô và rượu vang từ trái thanh long,. Khi sử dụng trà hoa thanh long và hoa thanh long sấy khô có hoạt chất dưỡng não, giúp cho mọi người dùng an thần, có giấc ngủ ngon”, ông Nguyễn Huy Cường, nhấn mạnh.

9-1663033755.jpg
Ông Nguyễn Hùng Việt - Giám đốc Dự án (Tập đoàn SUNTEC đến từ Nhật Bản) phát biểu tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông Lâm Thủy hải sản tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
10-1663033789.jpg
Lãnh đạo Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam cùng ông Vương Đức Tuấn  - Nguyên Cục Phó Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ (ngoài cùng bên trái) trải nghiệm các sản phẩm làm từ thanh long của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trà Thanh Long.
11-1663033802.jpg

Dưới góc độ của nhà khoa học, ông Vương Đức Tuấn - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ Khoa học & Công nghệ) nhấn mạnh: “Vấn đề truy xuất nguồn gốc, thì điều đầu tiên là sản phẩm của nông dân phải được người tiêu dùng tiếp nhận, thứ 2 là vấn đề chất lượng, thứ 3 là về mẫu mã. Trong truy xuất có 2 cái cần lưu ý đó là thương hiệu và sở hữu trí tuệ đó, mà sở hữu trí tuệ chính là đăng ký bảo hộ. Vấn đề sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm nông sản của Việt Nam gần như không có, rồi chất lượng sản phẩm không qua Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Vấn đề đăng ký bản quyền, cái khó nhất là bà con nông dân phải đồng thuận, đặc biệt khi làm sản phẩm nông sản xuất khẩu rất cần sự đồng thuận cao, có như vậy mới thành công được”. 

Trạm sạc xe điện: Giải pháp góp phần chống biến đổi khí hậu
Trên thế giới, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu về chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn. 

Đồng thời, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và thuộc nhóm các nền kinh tế phát thải nhiều CO2 nhất ở Châu Á, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải CO2 của toàn bộ nền kinh tế và đạt trạng thái trung hòa CO2 vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021 (COP26). Để đạt mục tiêu này đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ trong 30 năm tới trong khi nguồn lực của nhà nước chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn này.

Những xu hướng này được dự báo sẽ tăng cường theo thời gian. Đến năm 2050, nhiệt độ trung bình dự kiến tăng thêm 1-2 độ C có thể dẫn đến tỷ lệ hạn hán cao hơn với cường độ lớn hơn và tăng lượng mưa dẫn đến mực nước biển dâng cao 1 mét dọc theo các vùng ven biển. Điều này sẽ có tác động thay đổi cuộc sống trên các vùng đất thấp không có biện pháp thích ứng, với gần một nửa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vùng quan trọng đối với an ninh lương thực và nền kinh tế của quốc gia, đặc biệt có nguy cơ ngập sâu. 

13-1663033896.jpg
Khói bụi từ các loại phương tiện cơ giới sử dụng xăng dầu khi tham gia giao thông với phát thải CO2 là nguyên nhân của biến đổi khí hậu, dẫn tới tình trạng thời tiết mưa gió thất thường, gây ngập úng tại các đô thị lớn trên thế giới, trong đó có TP. Hồ Chí Minh.

Đối với cộng đồng cư dân, điều này có nghĩa là giảm thu nhập và giảm năng suất cây trồng, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, mất tài sản và thiệt hại cơ sở hạ tầng, giảm tính cơ động, không được tiếp cận với việc làm hoặc dịch vụ và gia tăng bệnh tật cho con người đồng nghĩa với việc giảm năng xuất lao động.

Bà Nguyễn Trần Loan Ngọc - Đại diện Công ty Schneider Electric (Doanh nghiệp FDI đến từ Pháp) cho biết: “Để mang đến việc sử dụng năng lượng có hiệu quả phát triển bền vững hơn thì phải sử dụng năng lượng xanh, phương tiện sạch. Nhưng hiện nay khí CO2 của các phương tiện giao thông thải ra môi trường chiếm tới 25 - 30 % tổng lượng khí CO2, cùng với đó là gây ô nhiễm về tiếng ồn. Năm 2035 ở Châu Âu đặt ra mục tiêu 100% dùng xe điện, và năm 2050 phải giảm 60% khí nhà kính”. 

“Từ phương hướng phát triển đó, Schneider Electric với công nghệ và các tính năng ưu việt trong việc điều tiết dòng sạc khi lắp đặt hệ thống trạm sạc xe điện. Chúng tôi cam kết sử dụng nguyên liệu xanh, sạch và các giải pháp số hóa để góp phần xây dựng một Việt Nam tích cực hơn về khí hậu và thực hiện góp phần loại bỏ CO2. Như vậy Sneider đã sẵn sàng cho một cuộc sống chất lượng hơn với môi trường xanh, sạch và đáng sống thông qua việc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện tại Việt Nam trong thời gian tới”.

7-1663033859.jpg
Bà Nguyễn Trần Loan Ngọc - Đại diện Công ty Schneider Electric (Doanh nghiệp FDI đến từ Pháp) chia sẻ về năng lượng xanh tại hội thảo.
14-1663034156.jpg
15-1663034173.jpg
Mô phỏng “Trạm sạc xe điện” sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo sẽ được triển khai xây dựng tại Việt Nam trong thời gian tới nhằm cung cấp năng lượng sạch cho các loại xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, với quy mô dân số gần xấp xỉ 100 triệu người, cùng với sự phát triển về kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ khí, bụi của các loại phương tiện cơ giới đã và đang ở mức báo động. Để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, không còn sự lựa chọn nào khác là sử dụng phương tiện giao thông xanh, năng lượng sạch, trong đó bài toán giải quyết năng lượng cho các loại phương tiện cơ giới thông qua các “Trạm sạc xe điện” là giải pháp tối ưu hóa.

12-1663034262.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông Lâm Thủy hải sản tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu” diễn ra ngày 10/9/2022 tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận chụp hình lưu niệm.

Ông Nguyễn Dũng - Phó Chủ tịch, Trưởng Cơ quan Đại diện miền Nam Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng - Dịch vụ Nông lâm nghiệp Việt Nam cho biết: “Hiện nay, trước cơn bão giá của xăng dầu, chúng ta sớm làm được trạm sạc xe điện là quá phù hợp, thật sự là đi tắt, đón đầu. Từ đó, góp phần hội nhập kinh tế sâu rộng hơn với khu vực và thế giới”.

“Chủ trương về phát triển kinh tế xanh đã có, vấn đề là chúng ta tuân thủ đúng quy định và làm đúng pháp luật và các địa phương ủng hộ thì dự án sẽ sớm được triển khai. Vigroup họ đang làm, bây giờ chúng ta làm dự án trạm sạc xe điện sẽ tạo ra sự cạnh tranh, nhằm tránh sự độc quyền, từ đó có lợi cho người dân nếu như áp dụng công nghệ tốt hơn, chi phí thấp hơn, Khi có các trạm dừng rồi thì chúng ta đưa các sản phẩm nông sản vào giới thiệu, bày bán với nhiều ngành hàng khác nhau, giống như các quốc gia khác họ đã làm. Liên kết và kết nối là như vậy”, ông Nguyễn Dũng nhấn mạnh.
                                                                                                                                                                                                        

Đạm Quang Lê