"Điểm danh" 5 ngành hàng đạt lợi nhuận cao nhất trong quý 1/2025

Trong quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, với mức cao nhất lên đến 30%. Theo nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), 5 nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong giai đoạn này bao gồm: Bất động sản và Chăn nuôi cùng tăng 30%, Thủy sản tăng 25%, Bán lẻ tăng 20% và Ngân hàng đạt mức tăng trưởng 15%.

Trong cập nhật mới đây, Agriseco lựa chọn ra 5 nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong qúy 1/2025 gồm: Bất động sản tăng 30%, Chăn nuôi tăng 30%, Thủy Sản tăng 25%, Bán lẻ tăng 20% và Ngân hàng tăng 15%.

screenshot-2025-03-31-170657-1743433026770-1743433027403450159771-1743570009.webp

Trong quý 1/2025, phân khúc bất động sản dân cư được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự phục hồi tích cực của thị trường. Theo đánh giá của Agriseco, 2 tháng đầu năm ghi nhận sự sôi động ở các phân khúc căn hộ và bất động sản gắn liền với đất như đất nền, biệt thự, liền kề. Tỷ lệ giao dịch gia tăng, giá bán và nguồn cung cũng đồng loạt cải thiện, đặc biệt tại khu vực miền Nam, tạo tiền đề cho kết quả kinh doanh khả quan trong quý đầu năm.

Bên cạnh sự sôi động của thị trường, các doanh nghiệp bất động sản còn hưởng lợi từ tiến độ bàn giao sản phẩm được đẩy nhanh, giúp lợi nhuận cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tại TP. Hồ Chí Minh, sự khan hiếm quỹ đất ở các khu đô thị phát triển đã khiến giá bán bất động sản liền thổ tăng vọt. Điều này kéo theo xu hướng dịch chuyển nguồn cung sang các khu vực xa trung tâm hơn, trong đó khu Đông TP. Hồ Chí Minh và TP. Thủ Đức trở thành điểm sáng với nguồn cung dồi dào hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

thi-truong-bat-dong-san-1709-1743570073.jpg
Doanh nghiệp bất động sản được hưởng lợi từ tiến độ bàn giao sản phẩm được đẩy nhanh. (Ảnh minh hoạ)

Tại Hà Nội, xu hướng mở rộng nguồn cung đất liền thổ dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2025, tập trung chủ yếu tại các khu vực ngoại thành như Đông Anh và Gia Lâm. Sự phát triển hạ tầng giao thông không chỉ thúc đẩy thị trường mà còn góp phần duy trì đà tăng của giá bất động sản tại đây.

Ngành Bất động sản khu công nghiệp đang hưởng lợi lớn từ sự trở lại mạnh mẽ của dòng vốn FDI, đặc biệt khi xu hướng dịch chuyển sản xuất theo chiến lược “Trung Quốc+1” ngày càng rõ rệt do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang.

Sau giai đoạn tăng trưởng chậm vào cuối năm 2024, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã bật tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2025 với mức tăng trưởng 36%. Tổng vốn FDI thực hiện đạt 2,95 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ và là mức cao nhất trong 5 năm qua. Điều này không chỉ thúc đẩy hoạt động sản xuất mà còn kéo theo nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp, với mức giá dự báo tăng khoảng 3-8%. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp kỳ vọng lợi nhuận quý 1/2025 sẽ tăng trưởng vượt bậc.

Tiêu biểu là KBC, với kế hoạch bàn giao 30 ha đất tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh cho Goertek, cùng với việc mở rộng mảng khu đô thị và nhà ở xã hội. Mặc dù biên lợi nhuận gộp của phân khúc nhà ở xã hội chỉ đạt 12%, nhưng sự đóng góp của mảng này vẫn giúp KBC ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến lên đến 528% trong quý 1/2025.

goetek1-1743570494.png
KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh dự kiến lợi nhuận tăng trưởng bằng lần trong quý 1/2025. (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, lợi nhuận nhóm Chăn nuôi trong quý 1/2025 cũng được kỳ vọng tăng trưởng mạnh trên mức nền thấp cùng kỳ nhờ các diễn biến thị trường thuận lợi. Trong đó giá lợn từ đầu năm 2025 đã tăng khoảng 20% từ đầu năm chạm mức 75.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Giá lợn bình quân trong Quý 1/2025 cũng cao hơn từ 20-25% so với cùng kỳ.

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, lúa mỳ cũng đang duy trì ở mức thấp và có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới khi thỏa thuận dừng bắn của Nga - Ukraine có thể giúp cho lúa mỳ Ukraine xuất khẩu ra thế giới sau giai đoạn dài bị gián đoạn. Các doanh nghiệp niêm yết lớn trong ngành chăn nuôi như DBC, BAF đều đang đẩy mạnh đầu tư mở rộng công suất, gia tăng quy mô đàn.

Bên cạnh đó, lợi nhuận chung của ngành Thủy sản được kỳ vọng hồi phục tích cực trong quý 1/2025: Dự báo lợi nhuận ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản có thể tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm 2024. Yếu tố biến động từ thị trường quốc tế có thể giúp lợi nhuận ngành thoát khỏi giai đoạn khó khăn do nhu cầu nhập khẩu tăng cao trong ngắn hạn.

Theo Vasep, giá cá tra thương phẩm trong nước hiện cũng lên cao nhất trong 3 năm gần đây, kỳ vọng cải thiện đáng kể biên lợi nhuận cho người nuôi và doanh nghiệp.

ca-tra-1743570225.jpg
Giá cá tra thương phẩm trong nước hiện lên cao nhất trong 3 năm gần đây. (Ảnh minh hoạ)

Một nhóm ngành khác được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý đầu năm là ngành Bán lẻ nhờ nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế phục hồi. Trong 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng khoảng 10% so với cùng kỳ. Đây là con số khá tích cực, cao hơn mức tăng trưởng 8,4% cùng kỳ năm ngoái. Trong ngành bán lẻ, các doanh nghiệp niêm yết lớn lớn như MWG, FRT duy trì đà tăng trưởng.

Cuối cùng, trong lĩnh vực tài chính, ngành Ngân hàng cũng có một khởi đầu đầy khởi sắc với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng khoảng 10- 15% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự phục hồi của hoạt động tín dụng ngay từ đầu năm, biên lãi ròng (NIM) duy trì ở mức cao và thu nhập ngoài lãi tiếp tục được cải thiện nhờ việc thu hồi nợ xấu. Các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Techcombank và MB Bank đều ghi nhận mức lợi nhuận tăng đáng kể, cho thấy sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngành tài chính Việt Nam.

Trần Huyền