Hành trình 14 năm cây cao su trên đất Điện Biên

Nhân dịp năm mới 2022 tạp chí Doanh nghiệp và kinh tế xanh đã có cuộc trò chuyện với ông Phan Văn Lợi TGĐ Công ty cổ phần cao su Điện biên về hành trình của cây cao su trên mảnh đất Điện biên, về hành trình 14 năm xóa đói giảm nghèo cho hơn 1000 công nhân người dân tộc thiểu số…

PV: Xin cảm ơn ông đã tham gia trả lời phỏng vấn của tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh. Thưa ông, Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới. Vậy cây cao su đến với tỉnh Điện Biên như thế nào? 

Ông Phan Văn Lợi: trước hết phải nói rằng cây cao su đến Điện Biên là một cái duyên, hay nói chính xác hơn là vì những trăn trở của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước đối với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. 

Cách đây khoảng 14 năm, Chủ tịch Trương Tấn Sang yêu cầu Tập đoàn cao su Việt Nam nghiên cứu, thử nghiệm trồng cây cao su ở Điện Biên nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số. 

Cũng vì chỉ đạo đó năm 2008, cây cao su lần đầu tiên được trồng thử nghiệm tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Điện Biên. Khi trồng cây cao su tại Điện biên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ tuy nhiên với quyết tâm của Tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam, chúng tôi đã tập trung tất cả cán bộ có kỹ thuật, kinh nghiệm ở miền Nam và miền Trung để xây dựng công ty cổ phần Cao su Điện Biên. 

a-loi-1643853335.jpg
Ký kết hợp đồng sử dụng đất với người nông dân

PV: Thưa ông, từ chỗ chưa có một cây cao su nào trên đất Điện Biên đến nay đã có hơn 5000 ha. Vậy xin ông cho biết hành trình phát triển cây cao su ở Điện Biên?

Ông Phan Văn Lợi: Hành trình phát triển cây cao su ở Điện Biên khác với Đông Nam Bộ nằm ở mô hình. Đa phần việc phát triển cây cao su ở tỉnh Điện Biên và  các tỉnh của Tây Bắc là mô hình liên kết, gộp đất giữa người dân có đất và doanh nghiệp đầu tư. 

Với doanh nghiệp đầu tư, phải có hợp đồng thỏa thuận với người dân để giải quyết hiệu quả kinh tế giữa người có đất, người có vốn đầu tư, người có thị trưởng. 

Giải quyết việc làm. phân chia lợi nhuận cho người có đất trồng cao su là công việc mà công ty Cao Su Điện Biên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương trong tuyên truyền, vận động, giải thích các lợi ích kinh tế cho từng hộ dân. Sau một quá trình vận động lâu dài chúng tôi đã tìm được sự đồng thuận của bà con dân tộc thiểu số. Và đến hôm nay hơn 1000 nông dân người dân tộc thiểu số đã trở thành công nhân của công ty cổ phần cao sư Điện biên ở các huyện Điện Biên đông, Mường Ảng, Mường Nhé, Tuần Giáo…. 

cao-su-vov-afoi-1643651519.jpeg
Hành trình 14 năm cây cao su trên đất Điện Biên. Ảnh minh hoạ

PV: Thưa ông, mô hình nông dân tham gia làm công nhân cao su được công ty triển khai như thế nào?

Ông Phan Văn Lợi: Trong điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn như tay nghề, trình độ của bà con đồng bào còn hạn chế nhưng chúng tôi đã phải phát huy tốt vai trò doanh nghiệp trong vấn đề thu hút, tổ chức lao động sản xuất để cùng những hộ dân gộp đất vào làm công nhân cao su. 

Quá trình làm có những khó khăn bắt đầu nhưng bằng sự quan tâm, chỉ đạo của Tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam, đặc biệt là việc phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương trong tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đào tạo nghề cho người lao động. 

Hiện nay chúng tôi đã sử dụng gần 1000 lao động là đồng bào dân tộc Mông, Thái, Tày, Nùng…gộp đất trồng cao su vào làm công nhân với công ty. Các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bà con gắn chặt với doanh nghiệp. Công ty cổ phần cao su Điện Biên đồng hành với người dân giải quyết tốt việc làm, thu nhập. Chúng tôi phối hợp với các cấp ủy chính quyền địa phương truyên truyền, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng nhà nước và đảm bảo chính trị- an ninh - kinh tế - xã hội trên địa bàn. 

PV: Xin ông cho biết khi người dân tham gia làm công nhân cao su thì họ được hưởng những quyền lợi gì? 

Ông Phan Văn Lợi: Người công nhân vào làm với công ty thì được tuyển làm công nhân vô thời hạn và được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, khám trợ bệnh, các chế độ chính sách của ngành độc hại.

Qua 14 năm triển khai trên địa bàn của tỉnh Điện Biên, chúng tôi thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật. Công ty xây dựng các tổ chức đoàn thể cùng thực hiện đúng luật của công đoàn và các phong trào thi đua. Lương bình quân người lao động 4-5 triệu đồng/ tháng với thời gian làm việc chỉ 4 tiếng / ngày. Thời gian còn lại bà con giành cho tang gia sản xuất tại gia đình theo truyền thống.

anh-loijpg-1643853547.crdownload
Ông Phan Văn Lợi TGĐ Công ty cổ phần cao su Điện Biên ( Ngoài cùng bên phải ảnh)

PV: Xin ông cho biết bài học rút ra từ mô hình này? 

Ông Phan Văn Lợi: Chúng ta phải phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân có đất gộp trồng cao su.

Thứ hai, doanh nghiệp phải chăm lo, xem người dân vào làm công nhân là đối tượng lao động hết sức quan trọng để xây dựng và củng cố doanh nghiệp. 

Đào tạo nghề, tập huấn cho người lao động thường xuyên và thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động cũng là bài học kinh nghiệm của công ty cổ phần cao su Điện biên. 

Điều khiến chúng tôi trăn trở là quỹ đất của Điện Biên đang rất lớn, đặc biệt là đất rừng và đất lâm nghiệp. Theo số liệu thống kê có trên trên 191 nghìn ha đất rừng chưa được khai thác. 

Cần có những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh, có thị trường, có đầu ra phối hợp để cùng người dân tạo ra chuỗi sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. 

PV: Nhân dịp đón xuân Nhâm Dần 2022, xin kính chúc cá nhân ông cũng như công ty cổ phần cao su Điện Biên ngày càng phát triển! 

Trần Hưng