Giá tiêu hôm nay 13/8: Tiêu trong nước tiếp tục giảm giá, thị trường đi ngược với dự đoán

Ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh hôm nay (ngày 13/8), giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm tại Đông Nam bộ và duy trì ổn định tại Tây Nguyên. Hiện, giá tiêu dao động quanh mốc 70.500 – 73.500 đồng/kg.

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay duy trì ổn định tại các địa phương. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg. Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg.

Trong khi đó, tại các tỉnh Đông Nam bộ, giá tiêu quay đầu giảm 500 đồng/kg. Cụ thể, tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 73.500 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm 500 đồng/kg tại khu vực Đông Nam Bộ, giữ nguyên ở các tỉnh Tây Nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước đang có chuỗi giảm nhẹ trước những thông tin tiêu cực từ dữ liệu xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới.

ho-tieu-co-cong-dung-gi-1660351860.jpg
Giá tiêu hôm nay 13/8: Tiêu trong nước tiếp tục giảm, thị trường đi ngược với dự đoán. Ảnh minh hoạ.

Theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, giá tiêu xuất khẩu của các nước tăng ở đầu tuần và đang có xu hướng giảm dần về cuối tuần. Nguyên nhân cho đà giảm của hồ tiêu thời gian qua là do xuất khẩu tiêu trên thế giới giảm.

Trong tháng 7/2022 Việt Nam xuất khẩu được 18.623 tấn, so với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 23,1%, kim ngạch giảm 21,7%. Singapore trở thành quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hồ tiêu Việt Nam trong tháng 7 với lượng nhập khẩu đạt 2.806 tấn, tiếp theo là các thị trường Mỹ: 2.736 tấn, UAE: 1.738 tấn. Trung Quốc: 1.227 tấn…

Về thị trường xuất khẩu, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Trung Quốc, những kỳ vọng về lượng xuất khẩu hồ tiêu dồi dào sang nước này sớm bị dập tắt.

Tháng 7/2022, thị trường Trung Quốc chỉ nhập 1.227 tấn hồ tiêu từ Việt Nam. Tính từ đầu năm, xuất khẩu sang thị trường hơn tỷ dân này giảm tới 79,5%. Cùng với Trung Quốc, xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ cũng sụt giảm mạnh.

Như vậy, tính tới thời điểm này, có thể nhận thấy, trái ngược với những dự đoán lạc quan đầu vụ về năng suất giảm, các nước mở cửa sau Covid-19, Việt Nam được hưởng lợi từ những hiệp định thương mại tự do... giá hồ tiêu trên bình diện thế giới và nội địa liên tiếp lao dốc từ đầu năm 2022 đến nay.

Nguyên nhân là bởi thị trường hàng hóa nói chung và hồ tiêu nói riêng chịu nhiều tác động tiêu cực bởi cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Song song đó, nỗi lo lạm phát lan rộng trên toàn cầu, buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất, đã đẩy đồng USD lên cao.

Ngoài ra, việc Trung Quốc kiên trì với chính sách Zero Covid cũng khiến tiêu thụ hồ tiêu bị ngưng trệ, tác động đáng kể đến thị trường.

Giá tiêu giảm đã bào mòn lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu trong bối cảnh giá phân bón, xăng dầu, nhân công… đều tăng cao.

Anh Vân (t/h)