Giá tiêu hôm nay 12/8: Thị trường trong nước xuất hiện nhiều yếu tố tích cực

Ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh hôm nay (ngày 12/8), giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước duy trì ổn định tại các vùng trồng trọng điểm. Thị trường xuất hiện nhiều yếu tố tích cực.

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay duy trì ổn định tại các địa phương. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 74.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg; tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh giảm. Trong hơn 1 tháng qua, giá tiêu liên tục biến động trái chiều. Cụ thể, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm vào trung tuần tháng 7, giá tiêu trong nước đã bất ngờ đảo chiều và tăng khá mạnh trở lại. Trong hơn 2 tuần tính từ ngày 22/7 đến 7/8, giá tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ đã tăng 6 -7,5% (tương ứng 4.000 - 5.000 đồng/kg) lên mức 71.500 - 74.000 đồng/kg.

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế vẫn niêm yết tiêu trắng của Việt Nam ở mức 5.600 USD/tấn; trong khi giá tiêu đen xuất khẩu vẫn giữ ổn định trong khoảng 3.750 US/tấn với loại 500g/l.

gia-tieu-hom-nay-4-8-sam-agritech-20220503164241889-1660264707.jpg
Giá tiêu hôm nay 12/8: Xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực thị trường trong nước. Ảnh minh hoạ.

Cũng theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, giá tiêu xuất khẩu của các nước tăng ở đầu tuần và đang có xu hướng giảm dần về cuối tuần.

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước và các quốc gia trên thế giới diễn biến tiêu cực, đồng loạt điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, ngày 10/8, thị trường hàng hóa nói chung đã xuất hiện yếu tố tích cực.

Theo đó, cùng ngày 10/8, Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 7/2022 hạ nhiệt, kéo theo đồng USD sụt giảm. Trong bối cảnh nhu cầu tại các nước sụt giảm khiến xuất khẩu giảm tốc, tỷ giá đồng USD yếu đi đang hỗ trợ các thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.

Thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho thấy, châu Á vẫn là khu vực nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam, chiếm 46,3%, tuy nhiên, so cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu giảm 26,4% trong đó giảm chủ yếu ở Trung Quốc giảm 79,5%, Pakistan giảm 62,7%.

Các thị trường nhập khẩu tăng bao gồm Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippine…

Đáng chú ý, 2 thị trường Singapore và Hong Kong có lượng nhập khẩu tăng đột biến, đặc biệt là trong tháng 7 với lượng nhập khẩu của mỗi thị trường lần lượt là 2.806 tấn và 1.152 tấn.

Nhập khẩu của châu Mỹ đứng thứ 2 và giảm 15,8% trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam, đạt 32.845 tấn, giảm 16,1%; tiếp theo là Canada: 2.050 tấn giảm 4,5%.

Khu vực châu Âu nhập khẩu cũng giảm 12,2%, đứng đầu là Đức, Hà Lan, Ireland, Anh, Nga, Pháp…

Tại châu Phi, lượng xuất khẩu sang khu vực này cũng giảm do có sự cạnh tranh của hồ tiêu Brazil. 7 tháng đầu năm 2022, khu vực châu Phi nhập 7.579 tấn, giảm 23,7% trong đó Ai Cập giảm 56,5%, Nam Phi giảm 16%, Senegal giảm 10%…

Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu bao gồm: Mỹ (3.365 tấn), Đức(2.874) tấn, Hà Lan (2.147 tấn), Thái Lan (1.374 tấn), UAE (1.324 tấn).

Anh Vân (t/h)