Việt Nam-Nhật Bản hợp tác về công nghệ quyết tâm đi đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số
Sự ra đời của VADX JAPAN đã đánh dấu một bước trưởng thành mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tại Nhật Bản. Hiệp hội sẽ đóng vai trò cầu nối, gắn kết hơn nữa cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam tại Nhật Bản, cùng nhau đi xa hơn với quyết tâm đi đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số.
Hà Nội tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy, phát huy giá trị của làng nghề truyền thống
Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những nghệ nhân, thợ lành nghề qua từng sản phẩm đặc trưng. Bởi vậy, việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho làng nghề được các cấp chính quyền thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm.
Tìm giải pháp đột phá để Kiên Giang phát triển xứng tầm trung tâm nuôi biển
Tỉnh Kiên Giang đã xác định kinh tế biển sẽ là hướng phát triển chủ lực trong thời gian tới, đặc biệt chú trọng phát triển hiệu quả, bền vững nghề nuôi biển.Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi biển của Kiên Giang chưa phát huy được lợi thế do còn những vướng mắc cần tháo gỡ.
Đầu tư hàng tỷ USD tại Việt Nam, các tập đoàn của Hàn Quốc mong muốn tiếp tục mở rộng gắn kết bền vững
Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 3/7, tại Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc làm việc với lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử, xây dựng, hạ tầng, sản xuất thép, thương mại, dịch vụ, dược phẩm, sinh học… Các tập đoàn đều mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là giải pháp có tác động lớn, quan trọng góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, đồng thời hỗ trợ đối với nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa.
Luật Đất đai phải có chính sách về đất trồng lúa đảm bảo ổn định thu nhập và đời sống người dân
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT thống kê khung chính sách hỗ trợ phát triển cho đất lúa nói chung, vùng chuyên canh lúa, vùng có năng suất, chất lượng cao, bao gồm các lớp chính sách, cơ chế về đầu tư công, chi thường xuyên, xã hội hóa, duy tu, bảo dưỡng, vận hành… "Mục tiêu là bảo đảm thu nhập, ổn định đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bàn giải pháp huy động nguồn vốn 2,7 tỷ USD thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Đề án Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến cần khoảng 2,7 tỷ USD từ các nguồn vốn để thực hiện. Tuy nhiên, nguồn lực trong nước hiện chưa được bố trí và rất khó khăn. Việc sớm huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế vô cùng quan trọng và hết sức cấp bách.
Chuyển dịch năng lượng hướng tới kinh tế xanh phát triển bền vững
Chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt đối với mục tiêu kép đảm bảo tốc độ tăng trưởng song song với phi carbon hóa nền kinh tế, hướng tới kinh tế xanh phát triển bền vững.
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng”
Những ngày này, nhiều địa phương trên cả nước sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới, tôn vinh truyền thống văn hóa gia đình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Doanh nghiệp và lộ trình xây dựng thương hiệu xanh gắn với chiến lược phát triển bền vững
Các chuyên gia cho rằng cần tìm giải pháp để phát triển thương hiệu Việt trong bối cảnh thương mại xanh. Đồng thời, kinh tế tuần hoàn góp phần xây dựng thương hiệu xanh một cách hiệu quả, cũng như nâng cao khả năng huy động nguồn lực thực hiện lộ trình chuyển đổi xanh gắn với chiến lược phát triển bền vững của (hệ sinh thái) doanh nghiệp.
Đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững
Với các cam kết mạnh mẽ và hành động của Chính phủ, có thể thấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn - giảm phát thải, trung hòa carbon tới đây sẽ không chỉ là xu hướng, mà đang dần trở thành con đường tất yếu của các doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp thực sự là chủ thể của văn hóa pháp luật
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế, đồng thời cũng là chủ thể văn hóa. Văn hóa pháp luật là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội. Trong môi trường đó, doanh nghiệp là chủ thể của văn hóa pháp luật. Sự phát triển đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần con người nhờ sự kết hợp hài hòa các giá trị chân - thiện - mỹ. Văn hóa pháp luật góp phần định hướng hoạt động của con người luôn hướng tới cái chân, củng cố ý thức pháp luật theo quy luật hướng thiện và vươn tới cái mỹ.
Trí tuệ nhân tạo và báo chí bước chuyển từ "cuộc chiến sống còn" sang đồng hành phát triển
Ngành báo chí đã chứng kiến sự biến đổi to lớn do ảnh hưởng của công nghệ và môi trường truyền thông mới. Trước sự bùng nổ của trí tuệ nhận tạo (AI) được vận dụng trong thông tin, truyền thông đã đẩy báo chí vào cuộc chiến "sống còn" thu hút độc giả. Trong bối cảnh đó, báo chí đã kịp thời bắt nhịp, nhanh chóng áp dụng các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo, thực tế tăng cường và báo chí tự động, đồng thời tìm cách kết nối với độc giả một cách hiệu quả hơn.
Tìm hiểu quy chế xác định nguồn tin trên báo chí
Quy chế là cụ thể hóa những quy định của luật và nghị định nhằm hướng dẫn cơ quan báo chí, nhà báo khi khai thác, xác minh, chọn lựa thông tin đăng, phát trên báo chí phải theo một quy chuẩn chung. Quy chế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đảm bảo tính chính xác, chân thực của thông tin báo chí và tạo hành lang pháp lý rõ ràng để báo chí tác nghiệp thuận lợi.