Tham dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương cùng đại diện các sở, ban, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ, các tỉnh khu vực ÐBSCL và tỉnh Ðồng Nai.
Sự kiện nhằm tạo điều kiện kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tại Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 2022 quảng bá, kinh doanh sản phẩm địa phương trên môi trường trực tuyến và mở rộng thị trường tiêu thụ qua thương mại điện tử.
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, những năm gần đây, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, đứng Top 3 về quy mô thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á, được đánh giá cao về tiềm năng phát triển số hóa các dịch vụ, lĩnh vực, ngành nghề.
Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) cùng nhiều Bộ ngành Trung ương, các Sở ngành địa phương cùng các đối tác, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã phối hợp triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng công nghệ số đã hình thành mô hình kinh doanh mới trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Giá trị TMÐT mang lại cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19 đã minh chứng được hiệu quả…Năm 2022, Chỉ số phát triển TMÐT của TP. Cần Thơ đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ðây là tiền đề tích cực cho TP. Cần Thơ nói riêng, các tỉnh ÐBSCL nói chung đẩy mạnh phát triển TMÐT đi theo xu hướng tất yếu phát triển TMÐT&KTS của quốc gia cũng như trên khu vực và toàn thế giới.
Bà Nguyễn Minh Huyền mong muốn, thông qua Hội nghị này các doanh nghiệp địa phương sẽ có được những giải pháp hỗ trợ để giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ phân phối sản phẩm trên sàn cũng như các giải pháp hỗ trợ tài chính số, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số, phát triển công nghệ và thúc đẩy phân phối sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử; Khai thác tốt các chính sách hỗ trợ của Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông đặc sản, sản phẩm tại TP. Cần Thơ và các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL.
Trong khi đó, ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ cho biết, Cần Thơ là thị trường trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất và thương mại, thương mại điện tử trong liên kết vùng giữa các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã của địa phương.H
ội nghị kết nối thương mại điện khu vực ĐBSCL lần này sẽ là cơ hội để doanh nghiệp địa phương có thể nghiên cứu, được tư vấn trực tiếp từ các sàn thương mại điện tử, phát triển thương hiệu trực tuyến cũng như giải pháp số, thanh toán trực tuyến giúp doanh nghiệp, hợp tác xã mở thêm kênh phân phối mới qua môi trường trực tuyến.
Tại hội nghị cũng đã diễn ra Lễ ký kết biên bản hợp tác về phát triển thương mại điện tử giữa Sở Công Thương Cần Thơ và Sở Công Thương Kiên Giang với Hội Doanh nhân trẻ TP. Cần Thơ.