Giá cà phê trong nước hôm nay 16/4
Thị trường cà phê trong nước hôm nay ghi nhận giá cà phê tiếp tục giảm 100 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước, giá thấp nhất là 40.400 đồng/kg.
Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.900 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.800 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.800 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay tiếp tục giảm so với cùng thời điểm sáng qua.
Giá cà phê thế giới hôm nay
Giá cà phê thế giới hôm nay 16/4 tiếp đà giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.087 USD/tấn sau khi giảm 0,19% (tương đương 4 USD).
Giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 223,60 US cent/pound, giảm 0,64% (tương đương 1,45 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Đức là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê hữu cơ hàng đầu ở châu Âu. Người tiêu dùng Đức ưa chuộng cà phê hữu cơ nhẹ, chất lượng cao do nhận thức về các sản phẩm bền vững và tác dụng đối với sức khỏe ngày càng tăng.
Vì vậy, trong tương lai, nhập khẩu cà phê hữu cơ của Đức sẽ tăng. Ngoài nhập khẩu cà phê phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, Đức còn tái xuất khẩu sang các thị trường, gồm Ba Lan, Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và Cộng hòa Séc.
Bên cạnh việc buôn bán hạt cà phê nhân, Đức cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc buôn bán hạt cà phê rang. Quốc gia này là nhà xuất khẩu cà phê rang lớn thứ hai của châu Âu, chiếm 23% thị phần.
Các thị trường tiêu thụ cà phê rang xay chính của Đức gồm Ba Lan, Hà Lan và Pháp. Do đó, Đức là thị trường tiềm năng lớn đối với các nhà sản xuất cà phê trên thế giới.
Hiện giá cà phê cũng đang chịu áp lực sau khi Tổng thống Nga Putin cho biết, các cuộc hòa đàm với Ukraine đang đi vào ngõ cụt và chiến tranh chưa thấy điểm kết thúc.
Điều này làm dấy lên lo ngại tình trạng bấp bênh sẽ thúc đẩy lạm phát và kiềm chế chi tiêu của người tiêu dùng, kéo theo sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ cà phê.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng tỏ ra mạnh tay không kém khi công bố chương trình mua ròng hàng tháng (APP) sẽ là 90 tỷ Euro trong quý II năm 2022.
Các chuyên gia phân tích thị trường cà phê ở Brasil cho rằng các yếu tố cơ bản như vì mất mùa và các vấn đề về thời tiết ở các nước sản xuất khác vẫn ổn định, nhưng không loại trừ chiến tranh ở Đông Âu leo thang và những thắt chặt tài chính do lạm phát vượt mức làm cho nhà đầu tư càng thêm lo lắng.
Một số nhà phân tích cho rằng không loại trừ các nhà đầu tư thường chốt lời trước các kỳ nghỉ lễ để không bị kéo dài quá lâu khiến rủi ro nhiều hơn.