phát triển kinh tế
Kinh tế biển xanh: 'Mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo biển đạt 10.000MW vào năm 2030'
Theo báo cáo "Kinh tế biển xanh – Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển", ngành năng lượng tái tạo biển cần mở rộng nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo biển đạt 10.000MW lắp đặt vào năm 2030, bao gồm khoảng 4.500MW gió gần bờ (chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long) và 5.500MW gió ngoài khơi (chủ yếu là khu vực Nam Trung Bộ).
Kinh tế TP.HCM đang phục hồi mạnh mẽ
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trong tháng 4/2022, kinh tế TP.HCM tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt một số lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, thương mại dịch vụ, hoạt động xuất khẩu đã có dấu hiệu khởi sắc.
Đồng Tháp: Trồng cỏ nhung giúp nhiều gia đình phát triển kinh tế
Từ năm 2008 đến nay, mô hình trồng cỏ nhung giúp nhiều gia đình ở ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Với giá bán cỏ nhung là 28.000 đồng/m2, sau khi trừ chi phí, mỗi công đất (1.000m2) trồng cỏ nhung mang về lợi nhuận khoảng 14 triệu đồng/tháng.
Hòa Bình phát huy chính sách thu hút đầu tư
Tỉnh Hòa Bình là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế cửa ngõ Thủ đô, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, thời gian qua nhiều công trình, dự án lớn đã và đang được đầu tư một cách mạnh mẽ, bài bản; đặc biệt là những nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã sẵn sàng đón những đợt sóng đầu tư mới để tạo sức bật cho nền kinh tế, thực hiện mục tiêu “Khát vọng phát triển nhanh và bền vững”.
Theo dòng thời sự: Giảm thuế GTGT - Mũi tên trúng nhiều đích!
Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình vừa được Chính phủ ban hành, một trong những giải pháp được thực thi ngay đó là giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ mức 10% xuống 8%.
Tp. Hồ Chí Minh: Động lực phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội năm 2022
Doanh nghiệp đang nỗ lực thích ứng để phục hồi hoạt động sau thời gian dài chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức, biến động mới. Để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2022, cần tạo động lực và điều kiện để hấp thụ nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như sản xuất.
Nghệ An triển khai hiệu quả các quy hoạch định hướng phát triển
Tỉnh Nghệ An đang tập trung các giải pháp để triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án quan trọng, coi đây là việc làm quan trọng có tính định hướng, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương; chuyển dịch cơ cấu vùng, địa phương.
Đưa cây dược liệu đến các xã vùng cao Đà Bắc (Hòa Bình)
Yên Hòa là xã vùng cao khó khăn của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Người dân nơi đây chủ yếu phát triển kinh tế bằng việc trồng các loại cây thuần nông như lúa, ngô, sắn… nhưng hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí nhiều diện tích đất nông nghiệp bị để hoang hóa.
Thừa Thiên - Huế: Thu hút nhà đầu tư lớn làm động lực lan tỏa phát triển kinh tế
Tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ tạo sức bật phát triển kinh tế địa phương.
Tín hiệu khởi sắc cho kinh tế Sóc Trăng tăng trưởng mạnh
Sau khi kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19, trong 2 tháng đầu năm 2022, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã và đang chỉ đạo quyết liệt để đẩy mạnh duy trì, khôi phục và phát triển sản xuất trên các lĩnh vực và thực tế, với những tín hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm, kinh tế Sóc Trăng đang hứa hẹn nhiều triển vọng sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2022 này.
Kiên Giang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển kinh tế tư nhân
Tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Nghị quyết số 98/NQ-CP, ngày 03/10/2017 của Chính phủ về vấn đề này.
Kiên Giang: Nâng tầm sản phẩm OCOP
Sở Công Thương Kiên Giang tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu lần thứ VI năm 2021, chọn ra 92 sản phẩm và bộ sản phẩm (64 sản phẩm và 28 bộ sản phẩm) đạt giải cấp tỉnh; khen thưởng cho 10 cơ sở công nghiệp nông thôn có thành tích xuất sắc.
Theo dòng thời sự: Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội - Như nắng hạn “đợi” mưa rào!
Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình được Chính phủ ban hành gần 2 tháng đang được các bộ, ngành, địa phương đưa vào cuộc sống.
Quảng Nam: Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mặc dù, đứng trước những thách thức do tác động của đại dịch COVID-19 và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhưng cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Quảng Nam, đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế - xã hội đã và đang khẳng định vị trí nòng cốt đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách, giải quyết hàng trăm nghìn việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.