kinh tế xanh
Chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiệu quả từ các xã viên
Hiệu quả từ chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn, chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ của Hợp tác xã Đồng Phú, chuỗi sản xuất – tiêu thụ bưởi Chương Mỹ của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến.
Kinh tế tuần hoàn là một trong những mô hình phát triển bền vững
Với nền kinh tế truyền thống (Linear Economy - kinh tế tuyến tính), nguyên liệu thô được khai thác từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế và kết thúc chu trình kinh tế là thải loại ra môi trường tự nhiên, dẫn đến gia tăng chất thải, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch
Thủ tướng chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh phục hồi-tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững theo hướng "Sản phẩm đặc sắc-Dịch vụ chuyên nghiệp-Thủ tục thuận tiện-Giá cả cạnh tranh-Môi trường vệ sinh sạch đẹp-Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện", thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.
Từ hạt cà phê ở nông trại đến ly NESCAFÉ
Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2023, NESCAFÉ đã chia sẻ về hành trình hơn 10 năm bền bỉ đồng hành cùng người nông dân trồng cà phê trong hoạt động canh tác bền vững nhằm sản xuất ra những hạt cà phê chất lượng cao vì ly cà phê ngon cho người Việt.
Những vướng mắc về phát triển điện gió ngoài khơi qua "lăng kính" nhà đầu tư
Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 6 tại Việt Nam về điện gió trên bờ - ngoài khơi và lưu trữ năng lượng diễn ra vừa qua, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T phân tích nhiều vấn đề đa chiều về phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK).
Cộng đồng tham gia du lịch xanh – du lịch sinh thái để bảo vệ môi trường
Du lịch xanh, du lịch sinh thái là xu thế tất yếu và cần có sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp cũng như cộng đồng người dân, du khách. Cùng với những hành động ở tầm vĩ mô như các chính sách khuyến khích, đầu tư chuyển đổi mô hình hay giải pháp năng lượng sạch, thì bất cứ ai cũng có thể góp phần phát triển du lịch xanh từ chính thói quen tiêu dùng và các hoạt động du lịch thông thường.
Tăng trưởng kinh tế ASEAN có thể “chuyển mình” nhờ sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc
ASEAN - Trung Quốc đã nhất trí đàm phán trong các lĩnh vực thương mại và hàng hóa, đầu tư, kỹ thuật số, kinh tế xanh nhằm hướng tới một FTA Trung Quốc -ASEAN cùng có lợi, toàn diện, hiện đại và bao trùm.
Sách trắng 2023: Hướng tới Kinh tế xanh và Phát triển bền vững
Sáng nay - 16/2, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức Lễ ra mắt Sách trắng 2023, tại Hà Nội, với chủ đề “Hướng tới Kinh tế xanh và Phát triển bền vững”.
Bắc Ninh: Xây dựng các vùng nông nghiệp xanh góp phần phát triển kinh tế bền vững
Tư duy làm “nông nghiệp xanh” đang thổi làn gió mới vào khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Là một trong các tỉnh đang có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, nhưng Bắc Ninh vẫn chú trọng ưu tiên phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp xanh, theo hướng hiện đại, bền vững.
Thêm 1 tỷ USD phát triển 5 khu công nghiệp xanh, thông minh và bền vững
Ngày 10/2, tại Singapore diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ giữa Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex IDC (Việt Nam) và Công ty Sembcorp Development LTD (Singapore) hợp tác hình thành và phát triển 5 khu công nghiệp theo định hướng xanh, thông minh và bền vững tại Việt Nam.
Nghệ An: Ưu tiên phát triển kinh tế biển
Tại cuộc họp thường kỳ sáng 8/2 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An đã thống nhất 4 ưu tiên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển Nghệ An. Đó là: Phát triển hạ tầng đồng bộ về giao thông; thu hút đầu tư các khu công nghiệp; phát triển du lịch, đô thị ven biển; phát triển đánh bắt, nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản.
Xây dựng đồng bằng sông Hồng thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn
Chiều 9/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức họp báo công bố thông tin về việc tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Theo đó, mục tiêu phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, văn minh, sinh thái đậm đà bản sắc dân tộc; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển của vùng và cả nước, kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
9 giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp năm 2023
Trong cuộc làm việc đầu năm mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã chia sẻ và thống nhất tư duy làm việc trong thời gian tới với tập thể cán bộ trong đơn vị. Đặc biệt, Bộ trưởng cũng đề ra 9 giải pháp cụ thể mang tính đột phá để phát triển nông nghiệp năm 2023.
Hà Nội tích cực hướng đến sản xuất nông nghiệp xanh, kinh tế xanh
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế toàn cầu, đầu tư cho phát triển xanh là xu hướng tất yếu. Những năm qua, nhiều địa phương đã có bước chuyển mới hướng tới một nền kinh tế xanh, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh để bảo đảm bền vững các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường.
Bạc Liêu: Mô hình tôm sạch - lúa an toàn phát triển bền vững
Huyện Phước Long cũng xác định mô hình tôm sạch - lúa an toàn là mô hình phát triển rất bền vững. Hiệu quả đã đạt được từ các năm trước nên năm nay diện tích lúa trên địa bàn huyện tăng lên hơn 14 nghìn hecta.
Tập trung sản xuất, quản lý mã vùng trồng vải thiều
Để đảm bảo có đủ sản lượng vải thiều đáp ứng các yêu cầu điều kiện về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đề nghị UBND các huyện sản xuất vải thiều trọng điểm, các đơn vị thuộc Sở tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Du lịch TP. Hồ Chí Minh bứt phá ngoạn mục năm 2022, tiếp tục tăng tốc trong năm 2023
Năm 2022, số lượng khách quốc tế và nội địa đạt hơn 35.000.000 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch đạt 120.000 tỷ đồng. Định vị của điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh trên bản đồ thế giới ngày càng được khẳng định với nhiều giải thưởng uy tín liên tiếp được trao trong năm 2022 như “Điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu châu Á”; là 1 trong 2 thành phố của châu Á nằm trong top 15 các điểm đến được truy cập nhiều nhất trên thế giới”. Đó chính là tiền đề cho du lịch TP. Hồ Chí Minh tăng tốc trong năm 2023.
Hà Nội: Cần tháo điểm “nghẽn” lớn trong sản xuất chuỗi liên kết chăn nuôi
Đến nay, toàn TP.Hà Nội có khoảng trên 20 mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, thu hút gần 3.000 hộ và trên 1.000 cơ sở bán hàng, doanh nghiệp tham gia...
Góc nhìn kinh tế toàn cầu của tân Phó Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IFC
Ngày 1/2/2023, IFC (thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới) thông báo bổ nhiệm ông Riccardo Puliti làm Phó Chủ tịch khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Ông Puliti sẽ điều hành các hoạt động trong khu vực của IFC để thúc đẩy tăng trưởng của khu vực tư nhân và xác định những hoạt động hợp tác mang lại tác động mạnh mẽ đối với quá trình phục hồi kinh tế xanh, có khả năng chống chịu và toàn diện nhằm ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng và triển vọng kinh tế toàn cầu chưa khởi sắc.