chuyển dịch năng lượng
Sửa đổi Luật Điện lực: Cần coi trọng vần đề chuyển dịch năng lượng phù hợp với xu thế chuyển đổi Xanh, giảm phát thải
Đóng góp ý kiến Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nhiều chuyên gia cho rằng: Ngoài các vấn đề Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng... sửa Luật điện lực trong bối cảnh chuyển đổi Xanh, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cần thiết phải quan tâm và coi trọng vần đề chuyển dịch năng lượng.
Hội thảo: "Đầu tư ESG đang định hình quá trình chuyển đổi Năng lượng như thế nào?"
Ngày 12/10/2024, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo “Đầu tư ESG đang định hình quá trình chuyển đổi Năng lượng như thế nào?”
Thúc đẩy các chính sách ưu đãi dự án 'điện xanh' nhằm chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải
Việc chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là mục tiêu được các doanh nghiệp ngành dầu khí quyết liệt thực hiện để vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa góp phần giảm phát thải. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch phát triển dự án "điện xanh" chưa có hướng dẫn trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt đối với các dự án đầu tư; cơ chế tài chính cho các dự án vẫn gặp vướng mắc.
Chuyển dịch năng lượng là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển bền vững
Chuyển dịch năng lượng đóng vai trò then chốt và mang tính quyết định trong cuộc chiến toàn cầu về chống biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam về ngừng phát thải carbon vào năm 2050. Đồng thời, quá trình này góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế bền vững cho mỗi quốc gia.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng
Nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam, sáng ngày 23/4, Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng".
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, cơ hội đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng
Tới năm 2030, tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW; tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346 MW; tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW; tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182 MW; tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW; tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW.
Liên minh châu Âu đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cho phát triển năng lượng hydro Xanh
Ủy ban châu Âu (EC) đã phê duyệt khoản viện trợ trị giá 6,9 tỷ euro (7,4 tỷ USD) - do bảy quốc gia cung cấp - cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy việc cung cấp hydro xanh.
Chuyển dịch năng lượng cần đột phá từ chính sách phát triển Hydrogen Xanh
Sản xuất Hydrogen Xanh từ điện gió ngoài khơi là giải pháp tối ưu đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong chuyển dịch năng lượng. Để hydrogen sạch có thể phát triển và dần hoàn thiện tại Việt Nam, việc thực thi các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ là cần thiết nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của các nguồn Hydrogen sạch.
Phát triển điện khí LNG chính là giải pháp xanh trong chuyển dịch năng lượng
Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG đã được biết đến trên thế giới là một dạng năng lượng xanh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước.
Cơ hội và thách thức trong chuyển dịch năng lượng hướng đến phát thải bằng '0'
Ngày 30/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) phối hợp Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Chuyển dịch năng lượng hướng đến phát thải ròng bằng ‘0’: Cơ hội và thách thức”.
9 dự án môi trường được lựa chọn tham gia Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu Việt Nam
9 dự án carbon (các-bon) thấp trên khắp Việt Nam đã được chọn để tham gia Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu (CFA) Việt Nam giai đoạn đầu tiên. Các dự án được chọn đại diện cho các lĩnh vực khác nhau như năng lượng tái tạo, sử dụng tài nguyên/năng lượng hiệu quả, vận tải điện, AFOLU (nông nghiệp, lâm nghiệp và các hình thức sử dụng đất khác), phi các-bon hóa trong ngành xây dựng, kinh tế tuần hoàn, và quản lý chất thải. Các dự án này có tiềm năng mang lại lợi ích cho các cộng đồng trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
Hội chợ triển lãm Quốc tế ENTECH HANOI 2022: Chuyển dịch năng lượng cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững
Sáng 26/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Hội chợ triển lãm Quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2022 (ENTECH HANOI 2022) đã chính thức khai mạc với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng-Môi trường bền vững”.
Thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số…
Xác định 5 vấn đề ưu tiên trong chuyển dịch năng lượng tăng trưởng xanh
Tại Hội thảo “Tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Công Thương phối hợp tổ chức ngày 17/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, dự báo nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng nhanh. Song song với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam cũng đang xây dựng Chương trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ tới năm 2050.
Cơ hội và thách thức trong chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam
Việt Nam đang triển khai những bước đầu của quá trình chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo xanh và sạch hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững. Sự gia tăng của các nguồn điện mới khiến hệ thống phải đối mặt với các thách thức về sự bền vững và ổn định, đòi hỏi sự phối hợp về cả chính sách và công nghệ nhằm đảm bảo nguồn điện đáng tin cậy. Tại buổi tọa đàm “Chiến lược và hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam”, giới chuyên gia trong và ngoài nước đã có nhiều chia sẻ về lĩnh vực này.