“Từ Nón Ba Đồn đến Cá mương Đức Thọ. Nghe chả liên quan nhỉ? Ấy vậy mà liên quan không tưởng đấy các "Nghệ Nhân" nhé! Nhẽ trong đời đã có ai từng một lần nghe câu thành ngữ truyền miệng: "Nón Ba Đồn/L Đức Thọ" chưa ạ?
"Nón Ba Đồn" nổi tiếng thì dễ hiểu rồi, tại sao "L" Đức Thọ lại "danh giá" vậy?
Thuở 18 - tui sinh ra trong gia đình 3 đời giáo chức (nay là 4 đời), 3 đời Cộng sản (nay cũng là 4 đời nốt), nên những câu truyền miệng dân gian như thế này bị xếp vào dạng tục tĩu, tuyệt đối không được mon men. Tui giữ thái độ kiêng khem đó với "chúng" cho mãi đến hết thời sinh viên. Vì vậy mãi cho đến khi đi làm, mà cũng đi làm được mấy năm, chồng con đề huề rồi, khi trà dư tửu hậu với đồng nghiệp, mới bắt đầu mon men nghe hóng, biết tui là gấy Đức Thọ nên các chú, các anh đồng nghiệp lấy làm điển hình để trêu.
Nhưng vui ở một chỗ là ý nghĩa của "L Đức Thọ" lại không phải do "Ngài Nghệ" hay "Ngài Đức Thọ" giải thích, mà tui lại nghe từ một GS.TS Hà Nội gốc Hà Đông, Giám đốc một Học viện khá nổi tiếng. Sau nhiều lần trêu chọc tui giữa đám đông mà tui cứ giả vờ tỉnh bơ ra vẻ không để ý, thậm chí rất tự ái vì cứ nghĩ đến cái ý nghĩa không trong sáng…, Ngài GS. TS thủng thẳng giải thích:
Vì sao "L Đức Thọ" lại nổi tiếng vậy, đó là vì 3 nguyên nhân: Thứ nhất, Rất nhiều vỹ nhân được sinh ra từ các bà mẹ Đức Thọ, vì thế, "L Đức Thọ" thật sự là "cái L... ò sản xuất nhân tài" cho đất nước, cho nhân loại.
Thứ hai, Đức Thọ là một trong những nơi trên bến dưới thuyền giao thương sầm uất của xứ Nghệ xưa nên phụ nữ Đức Thọ rất đảm đang tháo vát, chịu khó, chịu thương giỏi làm ăn, khéo việc nhà, giỏi nữ công gia chánh, giỏi giữ gìn xây đắp tổ ấm... Nên đương nhiên là cái gì của họ cũng giá trị chứ chả riêng gì... L
Thứ ba, Con gấy Đức Thọ tắm nước Sông La nên đẹp, da trắng tóc dài, đặc biệt là được cá mương Sông La matxa toàn thân khi đi "tắm lổ" dưới sông ngay từ khi còn bé xíu cho đến già nên đương nhiên là mọi thứ của họ đều đẹp, sạch sẽ, thơm tho... thì L cũng đâu ngoại lệ! Trời! đúng là mần con gấy Đức Thọ hơn ba bốn chục năm trời mà bựa nớ tui mì được giải ngố i tê nạ! Dừ ta quay sang câu thành ngữ tiếp theo: "Sống thì làm đế làm vương, chết xin được làm cá mương Đức Thọ".
Câu này chỉ là hệ quả trực tiếp suy từ câu trên thôi, nếu ai chưa để ý xin đọc lại ý 3 ở trên! Làm con cá mương suốt ngày quẩn quanh với những tạo vật đẹp đẽ nổi danh như Nguyễn Du tả con gấy trong truyện Kiều như vậy thì quả là bậc đế vương còn gì!!! Vậy nên, từ Nón Ba Đồn đến Cá Mương Đức Thọ tưởng không liên quan nhưng lại có cả một sự liên quan bắc cầu không tưởng, các Nghệ Nhân ta hẹ!
Ai một lần qua Đức Thọ nhớ ghé quê tui Chợ Trổ, dâng hương nhà Văn Thánh (nơi thờ tự các bậc khoa bảng hiền đức), thăm cơn Mục Muộm hơn 500 năm tuổi, và tiếc thương ngôi Đình Chợ Trổ hơn 650 năm tuổi đang lưu lạc nơi Khu lưu niệm Đại Thi Hào Nguyễn Du ở đất Nghi Xuân nha các Nghệ Nhân! Cảm ơn đàn cá mương trứ danh đã tạo cho ta vẻ đẹp vô đối, vô hạn, vô cực, chị em Đức Thọ ta hè?”(!)./.