Ngành gỗ Việt Nam nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường, vượt khó cán đích 15,2 tỷ USD xuất khẩu năm 2024

Trong năm 2024, mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến sẽ đạt 15,2 tỷ USD với gỗ và sản phẩm gỗ trên 14,2 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chỉ chiếm trên 6% thị phần nhu cầu toàn cầu, nên các doanh nghiệp còn nhiều cơ hội mở rộng, phát triển thị phần.

Thông tin trên được chia sẻ tại Hội nghị giao ban ngành chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ và lâm sản quý III năm 2024 tổ chức ngày 9/8 tại Bình Dương.

hoi-nghi-nganh-go-2-1723257159.jpg
Hội nghị giao ban ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản quý 3/2024. (Ảnh Viforest)

Xuất siêu của toàn ngành gỗ sau 7 tháng ước đạt 7,86 tỷ USD

Phát biểu tại hội thảo, ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và năm 2023. Trong đó: sản phẩm gỗ đạt  5,967 tỷ USD, tăng 22,2%; gỗ đạt 2,785 tỷ USD, tăng 20,9%; lâm sản ngoài gỗ đạt 609 triệu USD, tăng 4,6%. Phát triển nông thôn), cho biết trong 7 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,361 tỷ USD, đạt 61,5% kế hoạch năm, tăng 20,5% so với cùng kỳ

Từ chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 7 tháng năm 2024 ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2023. Như vậy, với kết quả trên, xuất siêu của toàn ngành sau 7 tháng ước đạt 7,86 tỷ USD.

Nhận định về tình hình xuất khẩu của ngành trong 5 tháng cuối năm, ông Lực cho rằng theo yếu tố chu kỳ, các đơn hàng, đặc biệt là đơn hàng về đồ nội thất bằng gỗ thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm, khi thị trường nhà cửa, bước vào giai đoạn hoàn thiện và sửa sang, thay đổi nội thất để đón chào năm mới.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ đang có nhiều lợi thế từ nguồn lao động có tay nghề cao, nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, gỗ nhập khẩu hợp pháp có khả năng sản xuất ra các sản phẩm truy xuất được nguồn gốc.

“Nhu cầu thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của thế giới khoảng 230 tỷ USD/năm. Trong khi, hiện nay kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chỉ chiếm trên 6% thị phần nhu cầu toàn cầu, nên các doanh nghiệp còn nhiều cơ hội mở rộng, phát triển thị phần”, ông Lực nhận định.

hoi-nghi-nganh-go-5-1723257146.jpg
Trong 7 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,361 tỷ USD, đạt 61,5% kế hoạch năm, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023. (Ảnh minh họa)

Tuy vậy, dự báo tình hình thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường, yếu tố rủi ro, bất định gia tăng. Kinh tế thế giới năm 2024 chịu sức ép từ lãi suất cao, căng thẳng thương mại, xung đột quân sự, biến động chính trị và dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới tăng 2,6%, thấp hơn mức tăng 3,1% của năm 2023.

Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu chính đồ gỗ của Việt Nam như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang tiếp tục đối diện với các khó khăn về kinh tế và bảo hộ sản phẩm hàng hoá. Giá cước vận tải biển tăng khiến giá gỗ nguyên liệu đầu vào tăng, có những loại gỗ giá nhập vào hiện tại đã tăng 40% so với năm trước. Điều này ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm đầu ra.

Ngoài ra, việc hoàn thuế VAT của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng dăm gỗ, gỗ dán và các sản phẩm gỗ khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do các thủ tục xác minh tới tận chủ rừng của ngành thuế cần nhiều thời gian.

Đồ gỗ của Việt Nam đối diện với các khó khăn về kinh tế và bảo hộ hàng hóa

Theo ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, kinh tế thế giới năm 2024 vẫn chịu sức ép từ lãi suất cao, căng thẳng thương mại, xung đột quân sự, biến động chính trị. Điều này, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về gỗ và sản phẩm gỗ những tháng cuối năm.

"Tại thị trường Mỹ, nước này đã kết thúc vụ điều tra chống lẩn tránh thuế đối với tủ gỗ và bàn trang điểm của Việt Nam. Nhưng trong tương lai, Mỹ sẽ tăng cường kiểm soát, hậu kiểm đối với mặt hàng này. Đồng thời, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại thông qua các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp", ông Trần Quang Bảo thông tin.

hoi-nghi-nganh-go-3-1723257224.jpg
Trong khuôn khổ hội nghị giao ban đã diễn ra tọa đàm thực trạng và giải pháp cho một số vấn đề cần quan tâm của ngành gỗ Việt. (Ảnh Viforest)

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Viforest cho biết, Mỹ là thị trường quan trọng của ngành gỗ Việt Nam, chiếm trên 54% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Theo ông Lập, Bộ Thương mại Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ khiến các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối diện với nhiều thách thức. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

hoi-nghi-nganh-go-4-1723257256.jpg
Nhu cầu thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của thế giới khoảng 230 tỷ USD/năm. Trong khi, hiện nay kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chỉ chiếm trên 6% thị phần nhu cầu toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Trước những khó khăn này, ông Lập cho rằng, giải pháp của ngành gỗ Việt Nam hiện tại và trong thời gian tới cần tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên năm trụ cột chính kỹ thuật, công nghệ sản xuất, giảm phát thải, quản trị (chuyển đổi số), xúc tiến thương mại và xây dựng tiêu chuẩn giám sát nội bộ.

Ngành gỗ cũng kiến nghị và phối hợp với các bộ, ngành để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ điều tra thương mại từ Hoa Kỳ; cập nhật thông tin chính sách từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm; đề xuất tăng cường xúc tiến thương mại và hỗ trợ phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho các nhà máy chế biến gỗ; và quản lý hội chợ chuyên ngành, xây dựng các hội chợ tầm quốc tế./.

Trọng Bình