Giá tiêu hôm nay 3/8: Tiêu Việt rộng cửa vào thị trường EU nhờ EVFTA

Theo ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh hôm nay (ngày 3/8), giá tiêu trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 70.500 – 74.000 đồng/kg. Trong khi đó, tiêu Việt rộng cửa vào thị trường EU nhờ Hiệp định EVETA.

Theo khảo sát, giá tiêu trong nước giao dịch từ 70.500 – 74.000 đ/kg. Cụ thể, tại tỉnh Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước, Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg; tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 74.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước đang giữ ổn định sau quãng thời gian tăng nhẹ. Trong 10 ngày cuối tháng 7, thị trường hồ tiêu trong nước khởi sắc hơn với lực mua tăng mạnh từ biên giới phía bắc. Hiện nay đỉnh điểm thu hoạch hồ tiêu toàn cầu đã qua, do đó áp lực bán ra không lớn.

Trên cộng đồng quốc tế, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế niêm yết giá hồ tiêu Indonesia đã tăng mạnh trong ngày đầu tiên của tháng 8/2022, cùng đà tăng là tại Ấn Độ. Trong khi đó những thị trường còn lại vẫn giữ nguyên.

367c39fe18d07cfd69c47e754860ce91-1659486106.jpg
Giá tiêu hôm nay 3/8: Tiêu Việt rộng cửa vào thị trường EU nhờ EVFTA. Ảnh minh hoạ.

Trong 7 tháng đầu năm nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như: Cà phê đạt trên 2,6 tỷ USD (tăng 46,2%); cao su đạt trên 1,6 tỷ USD (tăng 7,0%); gạo trên 2 tỷ USD (tăng 9,0%); hồ tiêu khoảng 661 triệu USD (tăng 11,7%). Với hồ tiêu, số lượng giảm nhưng trị giá cao vẫn giúp ngành hàng này sáng cửa xuất khẩu cán đích 1 tỷ USD trong năm nay.

Theo các chuyên gia, xu hướng thị trường sắp tới vẫn khó dự báo, nhưng nhiều khả năng giá sẽ tăng do châu Âu/Mỹ/châu Á/châu Phi... phải tăng cường nhập khẩu hạt tiêu để chuẩn bị cho đơn hàng vào cuối năm 2022.

Riêng với Liên minh châu Âu (EU), xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thuận lợi do Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại. Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư trong khối EU đang xem xét chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên liệu và nhân công giá rẻ, sẽ tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang đa dạng các thị trường EU.

Hiện, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt những yêu cầu đang ngày càng cao hơn của các thị trường.

Thông thường, Việt Nam là nước mua tiêu Campuchia nhiều nhất, chiếm 70 - 80% thị phần, tiếp theo là Thái Lan với 15%.

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, nước này đã xuất khẩu 5.559 tấn hồ tiêu sang 16 thị trường trên thế giới trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, Việt Nam đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu với 5.132 tấn, tiếp theo là Đức (356 tấn), Đài Loan-Trung Quốc (21 tấn), Malaysia (13,6 tấn) và Pháp (10,5 tấn),…

Năm ngoái, Campuchia đã xuất khẩu 28.074 tấn tiêu, tăng 452,72% so với năm 2020. Tổng diện tích trồng tiêu của nước này hiện hơn 6.000 ha, năng suất trung bình hàng năm là 3 - 4 tấn/ha.

Anh Vân (t/h)