Giá tiêu hôm nay 19/8: Tiêu trong nước ổn định, cao nhất ở mức 72.500 đồng/kg

Ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh hôm nay (ngày 19/8), giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước duy trì ổn định quanh mức 69.500 – 72.500 đồng/kg. Hiện giá thu mua giữa các địa phương không có sự thống nhất.

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm không có biến động so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg. Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.500 đồng/kg.

Theo phản ánh của Diễn đàn những người làm hồ tiêu Việt Nam, hiện giá thu mua hồ tiêu trong nước không thống nhất, từ giá tham khảo trên mạng tới các đại lý thu mua. Thậm chí trong cùng địa phương, các đại lý cũng đưa ra những mức giá chênh lệch.

Các chuyên gia nhận định, dù có những yếu tố tích cực nhưng giá hồ tiêu trong nước vẫn điều chỉnh giảm trong phiên đầu tuần, đây có thể là "đòn tâm lý" đánh giá xuống của thị trường, tiếp sau đó sẽ là đợt gom hàng mạnh với giá thấp cho đơn hàng tháng 9/2022 và cuối năm.

gia-tieu-hom-nay-19-8-1660872524.jpg
Giá tiêu hôm nay 19/8: Tiêu trong nước ổn định, cao nhất ở mức 72.500 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Đại diện Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho rằng, người dân trồng tiêu là nên tỉnh táo, không bán hàng vì sợ thị trường xuống, chỉ bán hàng khi có nhu cầu, và không nên vay mượn để trữ hồ tiêu.

Theo bản tin thị trường tháng 7/2022 của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tính đến hết tháng 7/2022, Việt Nam xuất khẩu được 144.176 tấn hồ tiêu các loại, tiêu đen đạt 123.251 tấn, tiêu trắng đạt 20.925 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 647,4 triệu USD, tiêu đen đạt 523,1 triệu USD, tiêu trắng đạt 124,3 triệu USD.

So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 20,8%, tương đương 37.822 tấn, nhưng do giá xuất khẩu tăng nên kim ngạch xuất khẩu 7 tháng tăng 8,2%, tương đương 49,2 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong Hiệp hội giảm 7,3%; đứng đầu xuất khẩu là Trân Châu đạt 18.221 tấn, so cùng kỳ tăng 11,%; tiếp theo là Olam: 16.865 tấn, tăng 20,2%; Nedspice: 11.085 tấn, giảm 4,7%;

Phúc Sinh: 9.295 tấn, giảm 11,1%; Haprosimex JSC: 9.103 tấn, tăng 9,4%. Một số doanh nghiệp có lượng xuất khẩu tăng như Harris Freeman, DK, Ottogi, Prosi Thăng Long, Synthite, trong khi đó các doanh nghiệp có lượng xuất khẩu giảm bao gồm: Liên Thành, Sơn Hà, Simexco Đăk Lăk, Intimex, Hoàng Gia Luân…

Khối các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội xuất khẩu giảm 57,2% và chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu đi Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu: Olam: 3.685 tấn, Nedspice: 2.510 tấn, Trân Châu: 2.428 tấn, Liên Thành: 1.601 tấn, Phúc Sinh: 1.304 tấn…

Ghi nhận thị trường những ngày gần đây, do áp lực kép từ xuất khẩu giảm và giá cà phê tăng, giá tiêu nội địa dang chững lại. Một số đại lý lớn đã có động thái gom 2 loại mặt hàng nông sản chủ lực này chờ tăng giá.

Theo đánh giá, cà phê vẫn neo ở mức cao trong những tháng tới, trước khi vào vụ thu hoạch mới dịp Tết Nguyên đán năm nay; còn giá tiêu sẽ phục hồi khi xuất khẩu mua mạnh hàng cho dịp cuối năm.

Trên thị trường thế giới, , theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), những ngày đầu tháng 8/2022, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu biến động không đồng nhất các nước sản xuất, tăng tại Indonesia và Ấn Độ, ổn định tại Malaysia và Việt Nam, nhưng giảm tại Brazil.

Tuy giá hồ tiêu thế giới có xu hướng tăng trở lại nhưng tốc độ tăng giá được cho là không bền vững.

Anh Vân (t/h)