Lễ hội đua thuyền độc mộc sẽ diễn ra với rất nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn. Theo đó, Lễ khai mạc diễn ra vào sáng nay 5/11 tại bãi bồi làng Dăng, xã Ia O (Ia Grai). Cùng với hội đua thuyền độc mộc (vòng loại), người dân và du khách còn được tham gia liên hoan văn hóa cồng chiêng; thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên; thi nhảy dân vũ... Chương trình kết thúc vào ngày 6/11 sau phần chung kết, trao giải đua thuyền cùng các nội dung phụ trợ.
Tại buổi lễ hội du khách trên cả nước cùng với nhân dân địa phương được tận tận mắt chứng kiến những con thuyền Độc mộc chuẩn bị đua thuyền trên dòng sông Pô Cô, giải đua thuyền do UBND huyện Ia Grai tổ chức. Để cuộc đua thêm phần hấp dẫn và kịch tính, Ban Tổ chức đã yêu cầu các xã thị trấn cử vận động viên và nghệ nhân, diễn viên tham gia đầy đủ các nội dung đua thuyền độc mộc, liên hoan cồng chiêng, tạc tượng gỗ dân gian và nhảy múa dân gian.
Hội chợ các mặt hàng của bà con địa phương giới thiệu tại hội đua thuyền.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của các đơn vị lực lượng vũ trang như Ban Chỉ huy quân sự, Công an huyện và Đồn Biên phòng La O trong buổi đua thuyền độc mộc. Ia Grai là một huyện biên giới, nằm về phía tây của tỉnh Gia Lai, tiếp giáp với nước bạn Campuchia, đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, cũng là địa bàn cư trú của hơn 17 thành phần dân tộc.
Các dân tộc trên địa bàn sinh sống hài hòa, xen kẽ, có nét văn hóa đặc sắc khác nhau nhưng luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Từ một huyện nghèo của tỉnh Gia Lai, ngày nay Ia Grai đã thay đổi, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên.
Lễ hội đua thuyền độc mộc và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm nay còn có thêm cuộc thi tạc tượng gỗ dân gian và thi nhảy dân vũ. Cùng với phiên chợ hàng nông sản, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp và ẩm thực đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan văn hoá công chiêng cũng là dịp để huyện Ia Grai quảng bá hình ảnh, giới thiệu đến du khách gần xa những điểm du lịch đẹp như: Làng chài, thác mơ, bến đò A.Sanh, khu chiến tích chiến thắng Chư Nghé, thác 09 tầng, thác 03 tầng,... Đây cũng là dịp để du khách khám phá nét đẹp thiên nhiên kỳ thú, nơi núi sông hòa quyện với tiếng chiêng, tiếng cồng bên ánh lửa bập bùng và men say hương rượu cần nồng nàn như níu bước chân du khách.
Đây là những hoạt động thể thao, văn hóa truyền thống, nhằm khích lệ nhân dân bản địa bảo tồn, phát huy giữ gìn giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, gắn kết yêu thương cộng đồng các dân tộc.cũng là nhắc nhở người dân tưởng nhớ đến những anh hùng dân tộc của làng Nú trên sông Pô Cô năm xưa huyền thoại. Qua đó, giới thiệu, đến du khách gần xa những điểm du lịch đẹp như: làng chài, thác mơ, bến đò A.Sanh, khu chiến tích chiến thắng Chư Nghé, thác 09 tầng, thác 03 tầng...
Đây cũng là dịp để du khách khám phá nét đẹp thiên nhiên kỳ thú, nơi núi sông hòa quyện với tiếng chiêng, tiếng cồng bên ánh lửa bập bùng và men say hương rượu cần nồng nàn như níu bước chân du khách, bên cạnh những danh thắng còn giữ nét nguyên sơ, cộng đồng người Jrai còn lưu giữ một kho tàng văn hóa phong phú đặc sắc, đặc biệt huyện Ia Grai có số lượng cồng chiêng lớn nhất tỉnh, người Jrai nơi đây còn lưu giữ các các nét truyền thông văn hóa như tổ chức các lễ hội Pơ Thi, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, lễ cúng rừng.