Vừa qua, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp, cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và TP.HCM” vào ngày 29/10, tại TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum).
Theo UBND TP.HCM, mục đích nhằm tạo ra diễn đàn để các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức có liên quan cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp liên quan đến các chủ đề của buổi hội thảo.
Điển hình, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; tăng cường cơ hội hợp tác kết nối thị trường khoa học và công nghệ, sản phẩm giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và TP. HCM.
Đi vào thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định hướng các tỉnh vùng Tây Nguyên có thể trở thành trung tâm sản xuất và chế biến sâu một số nông sản chủ lực cần triển khai đồng bộ nhóm giải pháp trọng tâm về thị trường tiêu thụ, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong nước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản, gắn với chỉ dẫn địa lý và quảng bá, giới thiệu sản phẩm làm sao để tận dụng tối đa lợi thế sân nhà của thị trường rất lớn trong nước với quy mô gần 100 triệu dân; mở rộng hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế nhằm tháo gỡ rào cản thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các tỉnh vùng Tây Nguyên phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, hướng tới các sản phẩm nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch với sản lượng lớn, chất lượng cao, có thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên cần tích cực đưa ra những đề xuất, tổ chức triển khai cơ chế cũng như những chính sách, nhằm tạo các điều kiện thuận lợi, thu hút tầm nhìn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh bắt tay vào việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm nông sản; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trùng, vùng nuôi; đồng thời, thúc đẩy liên kết sản xuất, hình thành các chuỗi nông sản chủ lực từ nuôi trồng đến tiêu thụ. Không những thế, tỉnh tiếp tục tăng độ nhận diện sản phẩm OCOP ở các địa phương, các nhân và ở các đơn vị xây dựng có thể công nhận sản phẩm môt cách can tâm nhất.
Đồng hành cùng tỉnh Tây Nguyên, UBND TP. HCM cũng đã đặt ra các yêu cầu nhằm hướng đến mục đích chung. “Thông qua đó, các định hướng và giải pháp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế số phù hợp, hiệu quả và bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được đề xuất áp dụng cho các địa phương”, lãnh đạo TP. HCM nêu rõ.
Cụ thể, yêu cầu các đơn vị cần phản ánh được thực trạng, nhu cầu và tầm quan trọng của chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế số, qua đó giúp kết nối thị trường công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, góp phần xây dựng chuỗi giá trị, hỗ trợ quảng bá và phát triển sản phẩm cho các tỉnh vùng Tây Nguyên và TP. HCM./.