Cựu chiến binh dạy con em đồng đội nghề mộc

Kể từ khi rời quân ngũ, hơn 40 năm qua, ông Phan Công Hiền (trú tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã bén duyên và gắn bò với nghề mộc. Và cũng từng đó thời gian, ông đã dạy nghề cho hàng trăm lao động là con, em của những đồng đội và thanh niên cần học nghề.
z5705630473969-e266f3c790af80fea3dc29822bbda9f1-1722987833.jpg
Cựu chiến binh dạy con em, đồng đội nghề mộc.

Gian nan theo nghề mộc

Sau khi xuất ngũ, trở về địa phương ông Phan Công Hiền (71 tuổi) tại thôn Kim Ngọc (xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), quyết tâm học nghề và làm nghề mộc.

Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nông nghiệp, năm 1974, ông kết hôn với bà Lê Thị Luyện (Sn 1954). Sau khi kết hôn, đầu năm 1975, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Hiền lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 773, Quân khu V, tham gia chiến dịch chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm 1981, ông Hiền phục viên, trở về địa phương sinh sống.

Trở về quê hương, ông Hiền cùng vợ chăm sóc bố mẹ già. Quê hương ông bao đời nay gắn bó với việc ruộng đồng, công việc rất vất vả nhưng cũng không đủ ăn, chưa nói gì đến việc làm giàu.

Ông Hiền nhớ lại: Lúc phục viên trở về quê hương, tôi mang theo balô chứa mấy chục kg gạo và 2 bàn tay trắng. Gia đình nghèo, phải gánh trên vai nhiều trọng trách, lúc đó ai thuê gì tôi cũng làm, không nề hà là công việc nặng nhọc hay vất vả.

Nhiều đêm nằm suy nghĩ, tôi quyết định học 1 nghề gì đó cho bản thân chứ không thể đi làm thuê cả đời. Sau khi tìm hiểu, tôi quyết định theo học nghề mộc của một cụ thâm niên trong huyện. Thời gian đầu tôi chỉ được thầy cho làm các đồ mộc đơn giản như: cán dao, cán cuốc….

Theo chia sẻ của ông Hiền, trước đây các thầy làm mộc rất nghiêm khắc, giữ nghề rất kỹ, những kỹ thuật độc đáo thường họ không chia sẻ cho học trò. Chưa từng được đào tạo về nghề mộc, thời gian đầu ông Hiền vẫn lóng ngóng trong các kỹ thuật làm mộc đơn giản. Do vậy, ông thường xuyên bị thương do các dụng cụ làm mộc gây nên, nhiều sản phẩm làm ra bị lỗi ông lại bị người thầy khó tính cốc vào đầu.

z5705630482417-c95626291ff72a3b8c4f2086aa483cc9-1722987810.jpg
Dù trải qua nhiều khó khăn nhưng ông Hiễn vẫn quyết tâm theo nghề mộc.

Ông Hiền tâm sự: Do quá áp lực, thời điểm đó tôi từng có suy nghĩ bỏ học nghề mộc. Nhưng được vợ động viên, môi trường quân ngũ đã đào tạo khiến tôi kiên cường hơn, quyết tâm học cho giỏi nghề dù bất cứ giá nào. Tôi là người đến nơi làm việc sớm, về muộn nhất, vừa làm vừa cố gắng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Sau một thời gian, thầy thấy tôi kiên trì, có năng khiếu nên đã tận tình chỉ bảo. Điều này giúp tay nghề mộc của tôi tiến bộ rõ rệt từng ngày.

Với quyết tâm cao của mình, sau khoảng hơn nửa năm kiên trì học hỏi ông Hiền đã thạo việc, trở thành một thợ mộc giỏi, có tay nghề "cứng" tại xưởng.

Cuối năm 1982, khi cảm thấy kinh nghiệm nghề mộc mình đã tốt, ông Hiền đã quyết định thành lập 1 tổ mộc riêng.

Sau một thời gian, khi phải đóng cửa xưởng mộc tôi bị sốc và muốn buông xuôi nữa. Tuy nhiên, lúc đó tôi còn có 6 người con, đứa đầu mới 12 tuổi, đứa út chưa đến 1 tuổi. Nếu tôi buông xuông tất cả lúc này thì con tôi sẽ ra sao? Nhiều đêm thức trắng suy nghĩ và cũng không thể chia sẻ cùng ai cả vì sợ mọi người lo lắng.

Năm 2001, ông Hiền vay 250 triệu đồng mở xưởng mộc tại Lộc Hà. Lúc này, nhờ tay nghề cao, dù xưởng có 15 công nhân nhưng xưởng mộc của ông làm không hết việc. Do nhu cầu ngày càng lớn, ông tuyển thêm thợ nhưng lại không quản lý tốt, các thợ mới được tuyển làm không đảm bảo chất lượng, nên sản phẩm làm ra tồn kho nhiều do bị lỗi. Do đó, năm 2004, xưởng mộc của ông phải đóng cửa do làm ăn thua lỗ. Ông phải vay hàng trăm triệu đồng để bù lỗ và trả lương cho công nhân.

Ông Hiền nhớ lại: Thời điểm đó, tôi phải đóng cửa xưởng mộc và vào miền nam tìm kiếm công việc. Lúc đó, bước chân vào Nam, tôi phải gánh khoản nợ ngân hàng hàng trăm triệu đồng và khoản lãi phải đóng hàng tháng.

z5705630486851-d7c426236e38c9564ba5ffe41ec054e0-1722987844.jpg
Ông đã dạy nghề cho rất nhiều lao động, trong đó chủ yếu là con em, đồng đội.

Vào Nam, ông Hiền vẫn trăn trở về cái nghề đã gắn bó với mình hơn 20 năm nay đành phải bỏ dở. Sau đó, ông quyết định về quê mở lại xưởng mộc.

Về quê, ông vay thêm 300 triệu để xây dựng lại xưởng mộc. Từ chỗ có cuộc sống dư giả, nay gia đình phải chạy ăn từng bữa cùng với khoản nợ hơn 600 triệu đồng đã làm ông cẩn trọng hơn trong mọi việc.

Tự tay đào tạo nghề cho con, em đồng đội

Ông Hiền tâm sự: Nghề mộc đến với tôi như là cái nghiệp, cũng vì nó mà tôi tốn không biết bao tâm sức, tâm huyết. Với bản lĩnh của một bộ đội cụ hồ, bom đạn, bao khổ ải vào sinh ra tử tôi còn vượt qua được mà nay giữa thời bình mình lại bó tay sao? Suy nghĩ trằn trọc bao đêm, tôi quyết định về quê làm lại nghề mộc.

Cuối năm 1982, khi thành lập 1 tổ mộc riêng, ông vừa hành nghề, vừa đào tạo nghề cho các đồng đội; con, em của họ và các thanh niên trong vùng.

Thời điểm đó, tổ mộc của ông có 10 thành viên, nửa năm sau tăng lên 20 thành viên (chủ yếu là bộ đội phục viên và các con, em của họ). Ban đầu, tổ thợ của ông Hiền chủ yếu nhận làm các đồ mộc đơn giản làm tại xưởng như: giường, tủ, bàn ghế…

z5705630471524-bdff7a17e2b5302b6aa67708ee0542e9-1722987818.jpg
Ông Hiền kiểm tra sản phẩm để chuẩn bị lắp đặt cho khách.

Ông Hiền chia sẻ: Biết được khó khăn trong việc tìm kiếm công việc của đồng đội khi phục viên, tôi đã mời họ về làm cùng, đào tạo nghề mộc cho họ. Thời điểm mới thành lập, tổ mộc của tôi có khoảng 20 người trong đó chủ yếu là bộ đội phục viên.

Ông Hiền làm thợ cả khi mới 28 tuổi, nhưng ông lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc hành nghề. Bởi thời điểm đó, người dân quan niệm rằng chỉ có những thợ trên 70 tuổi mới có nhiều kinh nghiệm mộc, đủ uy tín để cho ra những sản phẩm mộc chất lượng. Còn người trẻ như ông chưa có kinh nghiệm.

Do vậy, khi đến các gia đình đang xây dựng để giới thiệu, mời làm các sản phẩm mộc có rất nhiều người từ chối ông, có vài người đã không tin tưởng còn hỏi rằng: Chú còn trẻ thế này liệu làm thợ cả có nên cơm cháo gì không?

Từ đó, ông Hiền đã về nói với các công nhân của mình rằng phải làm ra những sản phẩm chất lượng để khẳng định chỗ đứng của tổ thợ mình trong ngành mộc. Sau khoảng 2 năm, tổ thợ của ông Hiền đã được mọi người tin tưởng nhờ các công trình mộc mà ông đảm nhận được gia chủ đánh giá cao. Tiếng lành đồn xa, nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đã tin tưởng và nhờ xưởng làm đồ nội thất và các công trình bằng gỗ cho gia đình mình.

z5705630543729-361c9424d900f92150e8e1f3c10d2531-1722987853.jpg
Tiếng lành đồn xa, sản phẩm và tay nghề của ông Hiền đã vươn ra nhiều tỉnh bạn.

Nhờ được sự tin tưởng của khách hàng, ông Hiền đã cùng đội thợ của mình nhận công trình khắp trong và ngoài tỉnh, ra Thanh Hóa, vào Quảng Bình.

Những năm qua, ông đã đào tạo cho rất nhiều lao động tại địa phương. Nhiều người sau khi ra nghề đã phát triển được nghề của mình.

Chia sẻ cùng Pv, ông Nguyễn Đình Kế - Hội trưởng hội Cựu chiến binh xã Thạch Châu cho biết: Cựu chiến binh Phan Công Hiền là một tấm gương vươn lên làm kinh tế tại địa phương. Xưởng mộc của ông thường xuyên có 10 lao động, mỗi năm thu nhập khoảng 600 triệu. Ngoài việc làm kinh tế, ông cũng đã góp phần đạo tào nghề cho khá nhiều lao động trong và ngoài địa phương đặc biệt trong số đó có nhiều người là con em của các cựu chiến binh. Tại địa phương, ông Hiền luôn tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động tại địa phương. Ông là lội viên Hội doanh nhân Cựu chiến binh huyện Lộc Hà./.

Nguyễn Duyên