Nuôi cá đăng quầng mùa nước nổi, quây lưới cá tự vào một tháng thu hoạch hàng chục triệu
Mùa nước nối ở một số địa phương tỉnh Sóc Trăng người dân tận dụng nước tràn đồng quây lưới nuôi cá gọi là nuôi đăng quầng. Phương thức canh tác thuận thiên giúp nông dân giảm chi phí, tận dụng lợi thế tự nhiên để nâng cao thu nhập khi mỗi vụ cá thu về hàng chục triệu đồng.
Trà Vinh mở rộng diện tích dừa hữu cơ và nâng cao chuỗi giá trị để đẩy mạnh xuất khẩu
Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu đến năm 2025, mở rộng diện tích cây dừa, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất dừa đạt khoảng 16 tấn/ha/năm và có ít nhất 8.000 ha dừa trồng theo hướng hữu cơ; trong đó, có 6.000 ha đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế.
Gặp gỡ nữ nông dân sản xuất giỏi xứ Thanh có doanh thu cao nhất Việt Nam
Từ một người nông dân bình thường, với đôi bàn tay chai sạn và tấm lòng yêu nghề, bà Nguyễn Thị Biên đã kiến tạo nên một “đế chế” ngao trị giá hàng trăm tỷ đồng, đưa bà trở thành người nông dân có thu nhập cao nhất Việt Nam năm 2024.
Hà Tĩnh: Cả thôn khấm khá nhờ cung cấp ra thị trường hàng triệu cây giống mỗi vụ
Để chủ động, đảm bảo nguồn cung ứng giống rau phục vụ vụ sản xuất vụ Đông, thôn Hồng Lĩnh (xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) có 70 hộ dân, với 25 ha sản xuất các giống cây giống phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh sản xuất.
Bí quyết đưa trái thanh long Sơn La vươn ra thế giới
Nhờ định hướng từ HTX Ngọc Hoàng, thanh long Sơn La đã trở thành nông sản chủ lực của tỉnh trong việc phát triển bền vững và xuất khẩu ra thế giới.
Canh tác lúa thông minh ướt- khô xen kẽ cho năng suất cao và bảo vệ sức khỏe cho người trồng lúa
Mô hình “Canh tác lúa thông minh ướt- khô xen kẽ” theo quy trình khép kín được thực hiện trong vụ lúa Thu Đông này trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được đánh giá: cho lúa sạch hơn, xanh hơn, tăng năng suất, thu nhập, giảm phát thải và bảo vệ sức khỏe cho người trồng lúa.
Vợ chồng trẻ bỏ phố về quê nuôi Cà Cuống, tạo ra sản phẩm nước mắm đặc biệt
Thấy được giá trị dinh dưỡng và cơ hội phát triển sản phẩm của quê hương, vợ chồng chị Lê Thị Thơ (xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã nuôi, nhân giống và phát triển thành công loài Cà Cuống trong môi trường nuôi nhốt để sản xuất nước mắm.
Nông dân vùng cao xứ Thanh thi đua vượt khó, vươn lên thoát nghèo
Những năm gần đây, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa đang từng bước làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Số hóa nông nghiệp được hiện thực hóa trên những vùng chè Thái Nguyên
Để cụ thể hóa nhiệm vụ chuyển đổi số, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cá nhân xây dựng cơ sở dữ liệu cấp, đăng ký mã số vùng trồng. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có 51 mã số vùng trồng, trong đó có 26 mã số vùng trồng trên cây chè.
Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ
Hà Tĩnh hiện có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực với các sản phẩm thế mạnh như: lúa, bưởi, cam,… góp phần tạo ra những giá trị mới trong sản xuất.
Sự bứt phá trong mô hình IPHM trên cây khoai lang, giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận
Nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại với mô hình quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên vùng khoai lang đã được áp dụng thành công tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long). Điều này, giúp nông dân giảm đi số lượng giống, phân bón, thuốc BVTV và có sự bứt phá hơn hẳn về lợi nhuận, tăng thêm 20 triệu đồng/ha.
Áp lực canh tác tăng năng suất khiến Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nguy cơ suy thoái đất
Trong thực tế canh tác người dân vẫn áp dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống, làm ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng lúa, gây suy thoái đất đai, ảnh hưởng lâu dài đến sản xuất nông nghiệp. Tại các vùng đất trồng lúa 3 vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long, áp lực thâm canh tăng vụ dẫn đến sử dụng phân bón không hợp lý, làm cho chất lượng đất giảm, qua thời gian để duy trì năng suất người dân buộc phải tăng lượng phân bón trên đồng ruộng, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Bến Tre xuất khẩu 22 triệu trái dừa sang 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
Trong chín tháng đầu năm nay, tỉnh Bến Tre đã xuất khẩu 22 triệu trái dừa sang các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc, với giá khá tốt. Trái dừa đã góp phần đem lại kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng 14,02% so với cùng kỳ năm trước.
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cau Đắk Lắk
Thời điểm này, cau đang vào vụ thu hoạch chính nên hoạt động thu mua, buôn bán tại các nhà vườn, lò sấy trên địa bàn tỉnh diễn ra hết sức nhộn nhịp.