Tăng cường hợp tác phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long trên nền tảng công nghệ và nhân lực
Hợp tác năng động trong nước và quốc tế nhằm góp phần phát triển bền vững ĐBSCL và hội nhập thế giới hướng đến tầm nhìn 2045. Theo đó, chuyên gia khuyến nghị: cần khuyến khích ứng dụng công nghệ cao để phát triển nông nghiệp chất lượng cao hơn, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin và tự động hóa vào trong nông nghiệp.
Việt Nam trong nỗ lực kép "chuyển đổi số đi kèm chuyển đổi xanh" phát triển đô thị
Theo Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam dự kiến sẽ vượt 50% vào năm 2030. Chuyển đổi đô thị xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu cần thiết để tạo nên những môi trường đô thị đáng sống, khả năng thích ứng tốt và bền vững cho các thế hệ tương lai.
Đề xuất giải pháp phát triển theo hướng bền vững ĐBSCL trước tác động nặng nề của biến đổi khí hậu
TS Nguyễn Văn Dũng cho biết, quản lý phát triển xã hội vùng ĐBSCL cần thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng phương án ứng phó với rủi ro, thiên tai. Cùng với đó cần có vai trò “nhạc trưởng” để làm chủ thể trong hoạt động quản lý phát triển xã hội của cả vùng ĐBSCL.
Việt Nam cần nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp để đáp ứng yêu cầu về thương mại và kinh tế toàn cầu
Các chuyên gia nhận định, nếu Việt Nam không chuyển sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu về thương mại và kinh tế toàn cầu. Đồng thời chuyên gia khuyến nghị cần thiết kế hệ sinh thái bao gồm áp dụng kinh tế tuần hoàn để chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, đưa nền kinh tế tuần hoàn vào trong chiến lược khí hậu của Việt Nam, giảm sử dụng nguyên nhiên vật liệu, tăng cường kết nối với thị trường toàn cầu.
Doanh nghiệp xuất khẩu EU trước những thách thức và cơ hội từ các chính sách Xanh
Mặc dù có những lợi thế lớn nhưng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ các chính sách Xanh của EU đưa ra những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn.
Phát huy nguồn lực từ chuyển đổi xanh, chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Chuyển đổi kép (chuyển đổi số và chuyển đổi xanh) là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam đảm bảo mục tiêu kinh doanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và vận dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phát triển theo chế độ xã hội Xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu...
Chính sách và Thực hành xanh: Chất xúc tác hay sức ép cho thương mại và đầu tư
Theo các chuyên gia kinh tế, khi biến đổi khí hậu và tính bền vững của môi trường trở thành trọng tâm trong cả chương trình nghị sự công và tư, các quốc gia và công ty ngày càng áp dụng các chính sách xanh nhằm mục đích giảm lượng khí thải carbon, thúc đẩy năng lượng tái tạo và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Đề án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp những mục tiêu và giải pháp phát triển bền vững
Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm nhằm nhìn lại các mục tiêu và giải pháp của Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại vùng ĐBSCL. Đây là cơ hội để các nhà quản lý, doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) cùng chia sẻ, thảo luận nhằm tháo gỡ những vướng mắc và định hướng phát triển trong tương lai.
Lắng nghe nông dân nhằm khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero và bảo vệ môi trường nông thôn
Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lắng nghe nông dân nói năm 2024 có chủ đề: "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn".
Di tích Cố đô Huế đón đón nhận bằng di sản tư liệu thế giới của UNESCO và những dấu ấn trong công tác bảo tồn tu bổ di sản
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế". Cho đến nay, Thừa Thiên Huế đang là địa phương có số lượng di sản thế giới nhiều nhất Việt Nam. Đây chính là minh chứng rõ nét cho sự phong phú và đa dạng của hệ thống di sản văn hóa mang giá trị toàn cầu tại vùng đất Cố đô.
Cơ hội của nông sản Việt Nam tại thị trường Halal toàn cầu với quy mô dự kiến 10 ngàn tỷ USD
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp. Với số lượng 2,2 tỷ người tiêu dùng từ thị trường này, các ngành hàng nông sản Việt Nam như được rộng cửa giao thương thế giới.
Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp và lộ trình nhân rộng các mô hình thành công
Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp được triển khai thí điểm 7 mô hình trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố. Kết quả đạt được các mô hình thí điểm đã tạo khích lệ lớn cho các hộ nông dân và HTX tin tưởng và tiếp tục tích cực tham gia Đề án. Do vậy cần nhân rộng các mô hình thành công nhằm lan tỏa để hoàn thành các mục tiêu của đề án.
Bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh để trường tồn và lan tỏa
Ðể bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, tỉnh Bắc Ninh cần đẩy mạnh các hình thức giới thiệu, quảng bá về những giá trị đặc sắc và độc đáo của dân ca Quan họ Bắc Ninh dưới nhiều hình thức, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, nâng cao ý thức tự tôn, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, các cộng đồng dân cư về bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh.