Thúc đẩy chuyển đổi xanh, doanh nghiệp tập trung hướng đến ESG

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang theo chiều hướng tích cực tham gia chuyển đổi xanh và áp dụng các tiêu chuẩn ESG, nhằm đánh giá hiệu quả các hoạt động và giá trị lâu dài của doanh nghiệp.

esg-1732897236.jpg

Hội thảo “Phát triển bền vững và quản trị ESG: Thực trạng và các giải pháp thực tế cho doanh nghiệp Việt Nam” ngày 29/11, tại Quận 1, TP. HCM. (Ảnh: BTC).

Ngày 29/11, Hội thảo “Phát triển bền vững và quản trị ESG: Thực trạng và các giải pháp thực tế cho doanh nghiệp Việt Nam” được tổ chức bởi Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Việt - Úc (NIC AU) dưới sự bảo trợ của Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Quốc gia và Đại sứ quán Việt Nam tại Úc. Hội thảo tập hợp các nhà khoa học, kỹ sư, chuyên gia công nghệ và cố vấn kinh tế, nhà hoạch định chính sách và học giả từ nhiều lĩnh vực khác nhau, để tổ chức một cuộc đối thoại về các vấn đề liên quan đến ESG và Bền vững, cụ thể tập trung trong các lĩnh vực về Bền vững, Tăng trưởng kinh tế và Biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM cho biết, bộ tiêu chuẩn về ESG được xem là kim chỉ nam cho doanh nghiệp và còn là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển của TP. HCM. Cùng với đó, TP. HCM đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một trung tâm tài chính quốc tế bền vững.

Căn cứ theo tiêu chí ESG trong phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở việc nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp, mà còn góp phần tăng vị thế quốc gia, nâng mình khẳng định dân tộc. Để thực hiện được điều này, Tiến sĩ Trần Phi Vũ - Chủ tịch chuyên môn của Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam - Úc (NIC AU) cho rằng, các cơ quan chứ năng cần xây dựng khung pháp lý, hệ thống rõ ràng và đồng bộ thúc đẩy những sáng kiến ESG. Cùng với đó là nâng cao nhận thức, tăng cường truyền thông hoạt động ESG cho doanh nghiệp, ESG trở thành một yếu tố then chốt trong nhiệm vụ này.

Điển hình, một nghiên cứu của Công ty tư vấn quản lý và chiến lược đa quốc gia McKinsey, các công ty thực hành tốt ESG có thể cải thiện được tỷ lệ lợi nhuận tăng từ 10 đến 15%. Trên thực tế, theo báo cáo của PwC số doanh nghiệp sẵn sàng rút vốn khỏi các doanh nghiệp nếu không có cam kết thực hành ESG, lên đến 79%.

Trụ cột Môi trường trong ESG tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp

esg4-1732897290.jpg

ThS. Lê Năng Hùng - Quản lý cấp cao về Nghiên cứu và Phát triển tại RETECK Việt Nam và Ủy viên Thường trực của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. HCM phát biểu tại buổi thảo luận về “Nông nghiệp xanh phát triển Bền vững cho ĐBSCL”. (Ảnh: BTC).

Trong khuôn khổ Hội thảo, theo ThS. Lê Năng Hùng - Quản lý cấp cao về Nghiên cứu và Phát triển tại RETECK Việt Nam và Ủy viên Thường trực của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. HCM cho biết, chuyển đổi xanh chỉ những nỗ lực nhằm đạt được một tương lai bền vững và thân thiện môi trường. Cụ thể:

Thứ nhất, Tập hợp các chính sách, chiến lược và thực tiễn với mục tiêu đảm bảo tính bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ hai, Thúc đẩy cải tiến sản xuất, tiêu dùng, giảm phát thải và ô nhiễm, nâng cao hiệu quả tài nguyên, năng lượng.

Thứ ba, Mục tiêu cụ thể được đặt ra: tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải, sử dụng tốt tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm và tăng xã hội hoá.

Thứ tư, Yêu cầu chuyển đổi hiệu quả hoạt động ở mọi cấp độ quy trình, vận hành, sản phẩm, mô hình văn hoá và xã hội.

Bên cạnh đó, theo TS. Đoàn Văn Công - Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng với Biến đổi khí hậu và Hỗ trợ Phát  triển Cộng đồng (CRCS), Đại học Trà Vinh, Việt Nam; Khoa Khoa học Đời sống và Sinh học Hệ thống, Đại học Torino, Italy cũng nhận định rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu.

Cụ thể, nhiệt độ tăng, lượng mưa khó lường và xâm nhập mặn đe dọa Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực sản xuất 50% sản lượng gạo của cả nước. Mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang gây thiệt hại kinh tế hàng năm lên tới hàng tỷ USD, dự kiến ​​năng suất cây trồng sẽ giảm vào năm 2050.

Tuy nhiên, khám phá cách các nguyên tắc ESG là môi trường, xã hội và quản trị, có thể giải quyết những thách thức này bằng cách thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ mục tiêu không phát thải khí nhà kính của Việt Nam vào năm 2050.

esg-3-1732897404.jpg

TS. Đoàn Văn Công - Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng với Biến đổi khí hậu và Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng (CRCS), Đại học Trà Vinh, Việt Nam; Khoa Khoa học Đời sống và Sinh học Hệ thống, Đại học Torino, Italy cho biết các nguyên tắc ESG gắn kết tính bền vững môi trường, tính toàn diện xã hội và quản trị hiệu quả. (Ảnh: Võ Nga).

Song, thực hành môi trường một cách chi tiết và rõ ràng. Chẳng hạn, Giảm thiểu tác động của nông nghiệp đến môi trường, chẳng hạn như giảm phát thải khí nhà kính, bảo tồn nước và quản lý sức khỏe của đất; Công nghệ đổi mới: Nông nghiệp thông minh với khí hậu; Nền tảng quản lý MRV; Năng lượng tái tạo: Hệ thống tưới tiêu bằng năng lượng mặt trời đang thay thế dầu diesel, cắt giảm chi phí vận hành và khí thải. Cô lập carbon: Các sáng kiến ​​Nông lâm kết hợp, kết hợp trồng cây với cây trồng, tăng cường đa dạng sinh học và sức khỏe của đất.

Nhìn chung, các nguyên tắc ESG gắn kết tính bền vững môi trường, tính toàn diện xã hội và quản trị hiệu quả để giải quyết các thách thức nông nghiệp của Việt Nam một cách hiệu quả. Bên cạnh đó giải quyết các thách thức không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà cả các khâu quan trọng trong quản lý sau thu hoạch và công nghiệp chế biến thực phẩm, hướng đến phát triển doanh nghiệp một cách toàn diện./.

Quốc Cường - Võ Nga