Thương mại điện tử tạo động lực phát triển nhóm ngành giao nhận hàng hóa

Hiện nay, thương mại điện tử không chỉ còn gói gọn trong lãnh thổ Việt Nam mà đã mở rộng phạm vi xuyên biên giới và bất cứ ai cũng có thể trở thành "người tiêu dùng toàn cầu". Theo các chuyên gia, nền kinh số tế đã và đang được thúc đẩy ở nhiều quốc gia; trong đó có Việt Nam, góp phần tạo động lực cho thương mại điện tử phát triển, kéo theo một số lĩnh vực như chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận...

Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế số Việt Nam đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng 38%, cao hơn mức trung bình 33%/năm của cả khu vực Đông Nam Á tính từ năm 2015 đến nay. Tuy vậy, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới thương mại điện tử mang đến cơ hội cũng tiềm ẩn hàng loạt thách thức cho đơn vị chuyển phát nhanh, giao nhận tại Việt Nam.

Báo cáo "Việt Nam: Thương mại điện tử tăng tốc sau COVID-19" của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) chỉ ra rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong năm 2021 vừa qua. Kết quả khảo sát 4 sàn thương mại điện thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam với tỷ lệ tăng trưởng dao động trong khoảng từ 8-50%.

Bên cạnh đó, số lượng đơn hàng trong tháng 6 đến tháng 9/2021 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá trị mỗi đơn hàng cũng tăng từ 8% đến 10% so với dự báo từ đầu năm 2021. 

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận... đã lần lượt xuất hiện và mang đến sự sôi động cho thị trường Việt Nam. Theo báo cáo từ Vụ Bưu chính, tính đến ngày 30/9/2021, số lượng doanh nghiệp bưu chính lũy kế đã cán mốc 650 doanh nghiệp, tăng 67 doanh nghiệp so với cuối năm 2020. 

Mặt khác, sức ép cạnh tranh lớn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành phải liên tục đầu tư, ứng dụng công nghệ mới nhất cũng như đưa ra đa dạng giải pháp đổi mới sáng tạo. Đón đầu làn sóng này, Thương hiệu giao hàng chuyển phát nhanh quốc tế  - J&T Express đã cho ra mắt dịch vụ J&T International để gia tăng độ phủ tới đa dạng khách hàng ở cả thị trường trong và ngoài nước. 

Ông Phan Bình, Giám Đốc Thương hiệu của J&T Express cho biết, đến nay J&T International đã phủ sóng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu, đáp ứng nhu cầu vận chuyển thị trường toàn cầu. Cụ thể, từ đầu tháng 1/2022, J&T Express tiếp tục mở rộng mạng lưới ở khu vực Trung Đông, bắt đầu với Saudi Arabic các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Còn đối với thị trường trong nước, J&T Express đã triển khai các dịch vụ giao hàng chuyển phát nhanh và tiêu chuẩn đối với nhóm hàng hóa thông thường, giúp chủ shop online có thể tối ưu hóa chi phí. Hay dịch vụ J&T Fresh vận chuyển những loại hàng tươi sống, nông sản... được triển khai kịp thời trong mùa dịch đã góp phần hỗ trợ bà con nông dân xử lý bài toán về tiêu thụ nông sản. 

Tương tự, hầu hết đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận... tại Việt Nam đều không ngừng đa dạng hóa dịch vụ và tăng chất lượng phục vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của khách hàng và làm phong phú thêm trải nghiệm của người dùng nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh.

Điển hình, đảm bảo số lượng đơn hàng khổng lồ được xử lý mỗi ngày luôn song hành với chất lượng, nhiều doanh nghiệp trên thị trường bắt đầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào hệ thống vận hành và dịch vụ' trong đó, có thể kể đến những ứng dụng tiêu biểu trong đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận... như dịch vụ vận tải với chuỗi cung ứng IoT (mạng lưới vạn vật kết nối Internet), công nghệ bản sao kỹ thuật số (Digital Twins); dịch vụ kho bãi với ứng dụng nhà kho thông minh hay kho hàng tự động…

Một số doanh nghiệp đánh giá, với bối cảnh phát triển nhanh chóng của mạng lưới thương mại điện tử mang đến cơ hội đầy tiềm năng, nhưng cũng tiềm ẩn hàng loạt thách thức cho đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận... tại Việt Nam. Riêng đối với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dễ dàng xuất, nhập khẩu hơn, mở rộng đường cho sản phẩm của mình đến tay khách hàng nước ngoài. 

Trên nền tảng công nghệ, đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận... có thể phân loại những kiện hàng với độ chính xác cao, rút ngắn thời gian xử lý, đảm bảo vẹn nguyên đến tận tay người nhận. Ngoài ra, chủ động đối phó với vấn đề thiếu hụt nhân sự dẫn đến tắc nghẽn hàng hóa trong giai đoạn giãn cách do COVID-19, đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận... cũng thực hiện triệt để những giải pháp hạn chế lây lan dịch bệnh, đảm bảo an tâm cho đội ngũ nhân sự như tiêm vaccine, khử khuẩn văn phòng làm việc, kho bãi, 5K...

thuong-mai-dien-tu-1520-1645686937.jpeg
Ảnh minh hoạ

Khảo sát ý kiến đại diện một số sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam cũng cho hay, những tuần giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ghi nhận kết quả mua sắm tích cực với sự tăng vọt trong tổng lượng hàng hóa và số lượng đơn đặt hàng trên phạm vi cả nước; trong đó, số lượng người mua và số đơn hàng trong Lễ hội mua sắm Tết 2022 trên một số sàn thương mại điện tử tăng gần gấp 2 lần. 

Ghi nhận thực tế trong những ngày Lễ đầu năm 2022, thương mại điện tử đang trở thành xu hướng tất yếu để người dân mua sắm và phục vụ nhu cầu đa dạng trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở nhóm mặt hàng quen thuộc như thời trang, mỹ phẩm, hàng điện tử gia dụng... mà người tiêu dùng Việt dần hình thành thói quen mua sắm nhóm mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thực phẩm tươi sống... và đây là một thói quen được hình thành từ sau những đợt giãn cách xã hội.

Chia sẻ với phóng viên, anh Anh Đức, cư ngụ tại thành phố Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, đánh giá cao những thương hiệu có kênh bán hàng trực tiếp (offline) và trực tuyến (online), cũng như ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hơn thế nữa, thương hiệu có liên kết với đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận... sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, từ đó mang sản phẩm và đa dạng tiện ích đến với người tiêu dùng.

Đồng quan điểm, chị Thái Nguyên, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh cho hay, dự kiến dịp 8/3 sắp tới sẽ mua một món trang sức đá quý tặng mẹ, nên đang cân nhắc thương hiệu có bán hàng quan kênh thương mại điện tử và giao nhận uy tín. Với sự phát triển ngày càng chuyên nghiệp hướng đến chất lượng và tăng tiện ích của đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận... nhiều người tiêu dùng an tâm mua sắm online và nhận hàng tại nhà hơn trước đây. 

Sau thời gian kinh tế chững lại dưới tác động của dịch COVID-19, thu nhập của người dân có xu hướng giảm kéo theo những thay đổi trong hành vi tiêu dùng so với những năm trước; trong đó, thu nhập giảm đã dẫn đến những điều chỉnh trong hành vi của người tiêu dùng vào mùa lễ tết lớn nhất năm, nhưng người mua vẫn có xu hướng ưu tiên ngân sách cho nhóm sản phẩm thiết yếu hơn, tận dụng ưu đãi... để đảm bảo cuộc sống đầy đủ mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Dù nhận định thị trường có xu hướng đi ngang trong giai đoạn sau Tết Nguyên đán 2022, tuy nhiên nhiều đơn vị chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao nhận... vẫn không ngừng hoạt động năng động với tầm nhìn xa, chiến lược bài bản lại xem đây là thời cơ để phát triển hệ thống, cải tiến hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ. Đồng thời, thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống nhằm tăng năng suất vận hành đơn hàng và chiến lược dài hơi tại thị trường Việt Nam./.