Thương mại điện tử tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng tầm vị thế tiếp cận thị hiếu toàn cầu

Thương mại điện tử không chỉ là cầu nối giúp hàng hóa địa phương tiếp cận người tiêu dùng trên cả nước, mà còn hỗ trợ mở rộng tầm ảnh hưởng của sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp sản xuất địa phương, thương mại điện tử mở ra cơ hội tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng trên cả nước, không còn phụ thuộc vào kênh bán hàng truyền thống hoặc địa lý.

Ngày 6/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2024. Diễn đàn nhằm mục tiêu thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử trong nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

ung-dung-thuong-mai-dien-tu-1-1730901477.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Diễn đàn.

Diễn đàn thu hút hơn 250 đại biểu, bao gồm Bộ Công Thương, các bộ ngành, thành phố Hà Nội, Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Lãnh đạo HPA; Lãnh đạo Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM);… cùng các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố.

Thương mại điện tử đã tác động tới cách thức vận hành doanh nghiệp

Theo bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số, thời gian qua Chính phủ đã thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số thông qua các các Quyết định số 749/QĐ-TTg thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,” Quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, giúp ứng dụng công nghệ Số ngày càng phổ biến trong đời sống.

Những thay đổi tích cực từ quản lý Nhà nước, cách thức vận hành doanh nghiệp đến thói quen tiêu dùng của người dân thông qua thương mại điện tử đã đánh dấu bước tiến đáng ghi nhận của chuyển đổi số và thương mại điện tử Việt Nam.

Báo cáo tháng 07/2024 tại Hội nghị Chính phủ về chuyển đổi số cho thấy doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất khu vực.

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn đã đầu tư vào các lĩnh vực mới như điện tử, chip bán dẫn, R&D, AI… Thanh toán không dùng tiền mặt cũng lan rộng với tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87%, vượt mục tiêu năm 2025. Hiện nay, thương mại điện tử không chỉ phát triển ở đô thị mà còn mở rộng đến vùng sâu, vùng xa nhờ hệ thống giao hàng phát triển mạnh mẽ.

ung-dung-thuong-mai-dien-tu-2-1730901548.jpg
Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Bộ Công Thương.

“Diễn đàn là không gian kết nối cho các doanh nghiệp đa dạng trong lĩnh vực sản xuất, thương mại điện tử, phân phối, thương mại, xuất nhập khẩu quốc tế, công nghệ, và cung cấp giải pháp chuyển đổi số, từ quy mô lớn đến nhỏ. Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp giao lưu, học hỏi, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử và chuyển đổi số, từ đó cải thiện quản trị và năng lực cạnh tranh”, bà Lại Việt Anh nói.

Theo các ý kiến tại tọa đàm, thương mại điện tử không chỉ là cầu nối giúp hàng hóa địa phương tiếp cận người tiêu dùng trên cả nước, mà còn hỗ trợ mở rộng tầm ảnh hưởng của sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về tiềm năng và thách thức của thương mại điện tử xuyên biên giới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng ra thị trường quốc tế.

Thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn tới

Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển cân bằng hơn, cần có các giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp địa phương vượt qua khó khăn và phát huy lợi thế. Các doanh nghiệp sản xuất địa phương nên chủ động tham gia các sự kiện giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác và cập nhật các giải pháp công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, tài chính số và thương mại điện tử như Shopee, TikTok, Vietnam Post và BIDV cùng đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên tham gia trao đổi về những giải pháp và thách thức trong lĩnh vực, mang tới cho những góc nhìn đa chiều, những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Thương mại điện tử không chỉ là cầu nối giúp hàng hóa địa phương tiếp cận người tiêu dùng trên cả nước, mà còn hỗ trợ mở rộng tầm ảnh hưởng của sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp sản xuất địa phương, thương mại điện tử mở ra cơ hội tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng trên cả nước, không còn phụ thuộc vào kênh bán hàng truyền thống hoặc địa lý.

ung-dung-thuong-mai-dien-tu-4-1730901463.jpg
Thương mại điện tử giúp các sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ, và các sản phẩm nông nghiệp địa phương được tiêu thụ tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Nhờ vậy, các sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ, và các sản phẩm nông nghiệp địa phương được tiêu thụ tốt hơn, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển cân bằng hơn, cần có các giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp địa phương vượt qua khó khăn và phát huy lợi thế. Các doanh nghiệp sản xuất địa phương nên chủ động tham gia các sự kiện giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác và cập nhật các giải pháp công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Về lợi ích, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu khâu trung gian, tiết kiệm chi phí, mà còn cung cấp dữ liệu chi tiết về hành vi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến sản phẩm và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, tại tọa đàm, các doanh nghiệp cũng chia sẻ những rào cản mà họ gặp phải.

Vấn đề logistics và chi phí vận chuyển quốc tế là trở ngại lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, các rào cản về ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, và hệ thống pháp lý phức tạp tại từng thị trường đích đều tạo thêm khó khăn. Doanh nghiệp còn phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm định, thuế quan, và chính sách bảo vệ người tiêu dùng tại các nước nhập khẩu, điều này đòi hỏi nỗ lực lớn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế./.

Điểm nhấn của Diễn đàn là Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển thương mại điện tử và công nghệ số giữa các địa phương và hiệp hội, doanh nghiệp. Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) cùng Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy phát triển ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số cho doanh nghiệp tại địa phương.

Cùng với đó, Hiệp hội Dừa Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp vận tải Ratraco ký kết Thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh xuất khẩu dừa và sản phẩm từ dừa ra thị trường nước ngoài qua thương mại quốc tế và thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đây là cơ hội quan trọng để các tổ chức, doanh nghiệp kết nối và mở rộng hợp tác, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu khởi đầu cho một mối quan hệ hợp tác chiến lược, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững cho thương mại điện tử, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa cũng như đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Bình Châu