năng lượng tái tạo
Chuyển đổi năng lượng bền vững, thủy điện có còn dư địa phát triển hay nhường thị phần cho điện gió, điện mặt trời?
Trong xu thế chuyển đổi năng lượng xanh và bền vững các nguồn năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời đang được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể khai thác lên đến 120 tỷ kWh/năm.
Trên 100 ý tưởng và dự án tham gia “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và Chuyển đổi xanh”
Sau gần 2 tháng phát động, Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và Chuyển đổi xanh” tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã tiếp nhận 102 dự án, ý tưởng khởi nghiệp của chị em đang sống và làm việc tại địa phương.
Đẩy nhanh cơ chế khuyến khích năng lượng tái tạo hướng tới một nền sản xuất Xanh ở Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định sự cần thiết phải ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện được mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam và cũng để thực hiện được Quy hoạch điện VIII hiệu quả, hướng tới một nền sản xuất Xanh ở Việt Nam.
Bamboo Capital (BCG) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng trong Quý 1/2024, mảng năng lượng tái tạo đóng góp lớn
Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với nhiều điểm sáng. Kết thúc quý 1/2024, BCG ghi nhận doanh thu thuần đạt 985,4 tỷ đồng, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý 1 đạt 98,2 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ.
Cần cơ chế “thoáng” cho điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương vừa đưa dự thảo chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu. Theo đó, sản lượng điện dư thừa được phát vào hệ thống điện lưới, nhưng ghi nhận với giá 0 đồng và không được thanh toán.
Triển vọng phát triển năng lượng tái tạo tại ĐBSCL thích ứng xu thế tăng trưởng xanh
Đồng bằng sông Cửu Long có thể tận dụng cơ hội để thực hiện chuyển dịch sang các nguồn năng lượng mới vừa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, giảm phát thải, đa dạng hóa cơ cấu nguồn và giảm phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu nhập khẩu.
Cơ hội đầu tư trong tương lai cho quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam
Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải các bon cho nền kinh tế Việt Nam và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Việt Nam sẽ tháo gỡ vướng mắc và sẵn sàng tiếp nhận nguồn vốn cho các dự án chuyển đổi năng lượng
Trong thời gian tới, Việt Nam đặt mục tiêu giải quyết dứt điểm các vướng mắc về pháp lý, đồng thời triển khai thí điểm một số dự án điện gió ngoài khơi, điện mặt trời với giải pháp lưu trữ điện năng, cấp điện linh hoạt…
Tập đoàn năng lượng hàng đầu Hàn Quốc hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam
Công ty SK ecoplant (thuộc SK Group), một trong những nhà đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực phát triển năng lượng ngày 22/3 đã ký hợp tác với BCG Energy - thành viên của Bamboo Capital Việt Nam, để phát triển nhà máy sản xuất điện mặt trời và điện gió công suất 700 megawatt (MW).
Cần những chính sách thúc đẩy phát triển điện khí tại Việt Nam
Theo các chuyên gia, việc phát triển điện khí là tất yếu đối với Việt Nam, bởi đây là nguồn điện nền hỗ trợ quan trọng cho hệ thống điện khi các nguồn điện từ năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng với tỷ trọng lớn. Trong khi đó, nguồn thuỷ điện đã khai thác tới hạn và việc giảm phát thải ra môi trường ngày càng được đặt ra với yêu cầu cao hơn.
Phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là xu hướng không thể đảo ngược
Để hướng đến mục tiêu giảm phát thải, trung hòa carbon, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả, bền vững. Việc phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược.
Tính hiệu quả kinh tế và phương hướng phát triển điện gió tại Việt Nam
Đề tài "Tính hiệu quả kinh tế và phương hướng phát triển điện gió tại Việt Nam" do ThS. Nguyễn Thị Thanh Lam, Bùi Trung Hiếu, Trần Minh Thức, Nguyễn Lê Thu Trang - Học viện Ngoại giao thực hiện.
Gỡ nút thắt cho phát triển năng lượng tái tạo khi nguồn cung truyền thống nguy cơ cạn kiệt
Theo các chuyên gia với mức tiêu thụ năng lượng lớn như hiện nay, không lâu nữa các nguồn năng lượng truyền thống sẽ cạn kiệt. Bối cảnh đó đòi hỏi cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc chuyển đổi sang khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo mới như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối,…
74/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi hồ sơ đàm phán giá điện
Tính đến ngày 01/8, đã có 74/85 dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất 3.999,86MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 62 dự án (tổng công suất 3.399,41MW) đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương).
Ấn Độ muốn xuất khẩu điện sang Đông Nam Á
Ấn Độ đang cân nhắc xuất khẩu điện sang các quốc gia Đông Nam Á, trong bối cảnh New Delhi tìm cách tận dụng nguồn năng lượng tái tạo dồi dào trong nước để thúc đẩy ảnh hưởng trong khu vực. Giới chức trong ngành năng lượng cho rằng, việc kết nối lưới điện Ấn Độ với Đông Nam Á có thể mất ít nhất 4 năm.
15 dự án năng lượng tái tạo được phát điện thương mại lên lưới
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến ngày 21/7, có 15 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 734,92 MW đã hoàn thành thủ tục thử nghiệm sau khi hòa lưới và công nhận ngày vận hành thương mại (COD), được phát điện thương mại lên lưới.
58 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm
Được biết, tính đến hết ngày 11/7, Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 58/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.
11 dự án năng lượng tái tạo đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cập nhật đến ngày 23/6, đã có 70/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.851,86MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Thông tin về việc Mỹ rà soát giữa kỳ biện pháp tự vệ với pin năng lượng mặt trời
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ban hành thông báo tiến hành rà soát giữa kỳ biện pháp tự vệ với sản phẩm tế bào quang điện, đã hoặc chưa được lắp một phần hay toàn bộ vào các sản phẩm khác (gọi chung là "pin năng lượng mặt trời").