dịch COVID-19
Vé tàu xe dịp Tết vẫn còn nhiều
Mặc dù Tết Nguyên đán đang đến rất gần nhưng đến thời điểm này vé tàu xe vẫn còn khá nhiều. Tuy kế hoạch chạy tàu xe đã giảm so với mọi năm, nhưng năm nay bởi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nên nhu cầu đi lại của người dân không cao.
Đắk Lắk: Cơ cấu lại sản xuất cho từng loại hàng nông sản phục vụ xuất khẩu
Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, với đất đai màu mỡ và khí hậu ôn hòa, tỉnh Đắk Lắk có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các cấp, các ngành, doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt để xuất khẩu hàng hóa.
Dấu ấn ngành công thương
Năm 2021 dịch bệnh COVID-19 đã tác động gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với năm 2020 do thời gian thực hiện giãn cách xã hội dài hơn, đặc biệt là dịch bệnh đã tấn công vào các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Nâng tầm nông sản Việt để đa dạng thị trường xuất khẩu
Về vấn đề ùn ứ nông sản xuất khẩu, trước hết, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp khiến Trung Quốc tạm dừng thông quan ở hầu hết các cửa khẩu ở một số cửa khẩu, và một số cửa khẩu vẫn được giao nhận thì lại thực hiện các biện pháp chống dịch chặt chẽ là do trong 2 năm qua từ 2020 đến tháng 11/2021.
Nam Định: Người trồng quất với nỗi lo thất thu vì tiêu thụ chậm
Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nhưng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên thời điểm này các nhà vườn trồng quất tại tỉnh Nam Định mới bán được khoảng 30-40% diện tích, người trồng quất đang thấp thỏm lo thất thu khi Tết đang cận kề.
Tp. Hồ Chí Minh: Xuất khẩu hồ tiêu dần khôi phục lại vị thế
Sau nhiều năm biến động đi xuống, năm 2021, ngành hồ tiêu đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, tạo động lực và niềm tin cho người trồng tiêu, cũng như ngành hồ tiêu Việt Nam khởi sắc, lấy lại vị thế một trong những hàng hóa xuất khẩu tỷ USD như trước đây.
WB: Kinh tế Mỹ Latinh dự kiến tăng trưởng 2,6% năm 2022
Sau khi ghi nhận mức phục hồi ấn tượng 6,7% vào năm 2021, nền kinh tế Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay và 2,7% năm 2023, do phải đối mặt nhiều rủi ro lớn như dịch COVID-19 tái bùng phát, căng thẳng tài chính và sức ép trả nợ. Đây là dự báo do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra ngày 11/1 trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2022.
Hà Nội hỗ trợ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử ngày càng trở nên hiệu quả, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của thành phố Hà Nội.
Bến Tre: Hoa, cây cảnh phục vụ Tết hút hàng
Chỉ còn hơn 20 ngày đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều nhà vườn trồng hoa tại huyện Chợ Lách (Bến Tre) vui mừng vì sản phẩm đã được thương lái đến đặt hàng thu mua. Do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhà vườn chủ động giảm sản lượng các loại hoa nở, vì thế số lượng không đủ cung ứng như hàng năm.
Rộn ràng làng hoa cúc chậu ở xứ rau Lâm Đồng
Giữa thủ phủ rau huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, một làng hoa cúc chậu đang tất bật chuẩn bị cho niên vụ hoa Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới. Bất chấp khó khăn của dịch COVID-19, hàng chục nghìn chậu hoa của người dân đã được bán hết dù phải còn hơn 1 tuần nữa mới đến cao điểm thị trường hoa Tết.
Thông quan các cửa khẩu, lối mở biên giới tại Móng Cái
Bộ Công Thương cho biết, sáng 10/1, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã chính thức khôi phục thông quan tại các cửa khẩu, lối mở biên giới tại thành phố Đông Hưng, phía Việt Nam là thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bao gồm cầu Bắc Luân 1, cầu Bắc Luân 2 và cầu phao Km 3+4.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Gắn kết sản xuất, chế biến nông sản với thị trường tiêu thụ
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian qua ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và thị trường tiêu thụ…
Hoà Bình: Giữ gìn giống đào bản địa nơi vùng cao
Nhiều năm qua, các huyện vùng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình như: Mai Châu, Lạc Sơn, Đà Bắc... đã tận dụng thổ nhưỡng khí hậu mát mẻ để nhân giống trồng đào rừng. Đào được trồng quanh nhà, trên rẫy, không chỉ là một nét văn hóa, làm đẹp bản làng, cây đào giờ đây còn mang lại giá trị kinh tế, góp phần đem đến cái Tết no đủ cho nhiều người dân vùng cao.
Xuất khẩu mỳ gói của Hàn Quốc cao kỷ lục trong đại dịch
Theo số liệu của Cục Hải quan Hàn Quốc và các nhà sản xuất, xuất khẩu mỳ gói của nước này đạt mức cao kỷ lục trong 11 tháng 1-11/2021 nhờ sự ưa chuộng trên toàn cầu trong bối cảnh đại dịch.
Bất động sản Hà Nội: Sốt nóng liệu có nguội nhanh?
Bất chấp tác động từ đại dịch COVID-19, như một chu kỳ có tính lặp lại, thị trường bất động sản dịp cuối năm, giáp Tết Nguyên đán tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội vẫn cho thấy sức nóng mạnh mẽ từ kênh đầu tư truyền thống này.
Yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế Italy năm 2022
Theo đánh giá mới nhất của các nhà kinh tế, đà phục hồi của kinh tế Italy (I-ta-li-a) sau đại dịch COVID-19 có khả năng bị đe dọa trong năm 2022 do giá cả tăng, đặc biệt là giá nhiên liệu.
Thanh Hoá: Người trồng luồng, vầu tại Thanh Hoá khó khăn khi giá xuống thấp
Thời gian qua, người dân huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang gặp khó khăn do giá bán cây luồng, cây vầu và các sản phẩm nan thanh, tăm, đũa xuống thấp. Nguyên nhân, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên nhiều doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất lâm sản phải tạm dừng sản xuất.
Ấn Độ lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong tài khóa 2022
Ấn Độ vẫn đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới khi nước này ngày 7/1 dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế cho tài khóa hiện thời (kết thúc vào tháng 3/2022) sẽ đạt 9,2%, bất chấp tình trạng số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng chóng vánh đe dọa sự phục hồi của quốc gia Nam Á này.
Yếu tố tạo nên chất lượng tăng trưởng cao của nền kinh tế
Dịch COVID-19 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn tác động tới mọi mặt đời sống xã hội của người lao động.