đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Một triệu ha lúa chất lượng cao: Gạo giảm phát thải chưa có đơn hàng nào được đối tác đặt mua
Cần Thơ là địa phương đầu tiên tham gia thực hiện thí điểm Đề án Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đề án). Đề án thí điểm 50ha đã thu hoạch, tuy nhiên, đến nay gạo "giảm phát thải" vẫn còn nằm trong kho doanh nghiệp và chưa có đầu ra.
Chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp kỳ vọng phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo
Trong bối cảnh thách thức của biến đổi khí hậu và những biến chuyển của thị trường, Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" (Đề án) ra đời được kỳ vọng sẽ mang đến giải pháp tối ưu giúp gia tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân và phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL.
Bàn giải pháp huy động nguồn vốn 2,7 tỷ USD thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Đề án Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến cần khoảng 2,7 tỷ USD từ các nguồn vốn để thực hiện. Tuy nhiên, nguồn lực trong nước hiện chưa được bố trí và rất khó khăn. Việc sớm huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế vô cùng quan trọng và hết sức cấp bách.
Bắt đầu triển khai 250ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình chuẩn
Mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp được khởi động với tổng diện tích khoảng 250ha chuyên canh lúa tại 5 vùng đất có đặc thù khác nhau. Mô hình sẽ thực hiện từ quy trình canh tác đến đo lượng phát thải ra và thực hiện ngay từ vụ hè thu năm nay.
Đòn bẩy hợp tác tạo nguồn lực triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
Bộ NN&PTNT dự kiến trình Chính phủ cho phép xây dựng dự án vay vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB) để hỗ trợ thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao theo cơ chế đặc thù. Theo dự thảo, tổng nhu vốn cầu đầu tư dự án ước khoảng gần 11.800 tỷ đồng.
Kỹ thuật đo đạc thẩm định lượng phát thải trong sản xuất lúa gắn với tăng trưởng xanh
Hệ thống đo đạc - báo cáo - thẩm định các giải pháp giảm phát thải (MRV) trong sản xuất lúa có vai trò quan trọng là cơ sở để cấp tín chỉ các bon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa phát thải thấp. Hướng tới thị trường tín chỉ các bon trong và ngoài nước, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo.
Sản xuất lúa gạo chất lượng cao và giảm phát thải cần sự vào cuộc của doanh nghiệp và đối tác quốc tế
Một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp là phát triển nông nghiệp xanh và bền vững. Do vậy, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, Đề án rất coi trọng vai trò tham gia của khu vực tư nhân, hỗ trợ của đối tác quốc tế.
Nông nghiệp tăng trưởng xanh quan trọng nhất là tổ chức thực hiện với quy trình tiên tiến
“Mấu chốt của đề án không chỉ đơn thuần là đầu tư cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất mà quan trọng nhất là tổ chức thực hiện với quy trình tiên tiến, sản xuất xanh, lúa gạo sạch. Các hợp tác xã tham gia sản xuất phải đảm bảo đúng quy trình, đạt các quy chuẩn theo yêu cầu đề ra”.
Tạo bước đột phá từ 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, Đề án xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL mang tính đột phá trong tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo. Từ đó nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, bảo đảm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng...