Ngày nay, qua nhiều nghiến cứu, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra những công dụng quý của cây Thạch tùng như: ngăn ngừa teo não, sa sút trí tuệ ở người già.
Đặc điểm cây thạch tùng
Thân: Là dạng cây thân thảo, có chiều cao khoảng 40cm ~ 50cm. Thân cây mọc thẳng và gần như không phân nhánh. Trên thân cây có những vảy màu trắng xếp lên nhau trông giống như chân con chó sói. Có lẽ vì vậy mà cây thạch tùng còn được gọi là cây chân sói; Lá: Lá cây nhọn, có nhiều răng cưa, lá mọc từ thân chính của cây và gần như không có cuống; Hoa: Cây có rất nhiều hoa nhỏ, treo thõng ở đầu các cành nhỏ, màu nâu nhạt.
Cây thạch tùng mọc ở đâu?
Cây mọc ở trên những ngọn núi có độ cao lớn từ 1000m trở lên. Chính vì vậy ở nước ta, nhiều nơi không xuất hiện cây thạch tùng. Một số nơi có như: vùng núi Lang Biang của Lâm Đồng, đỉnh Bà Nà Đà Nẵng, đỉnh núi Phanxipang Lào Cai. Chính vì hiếm nên vị thuốc này có giá bán rất đắt đỏ.
Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn cây tươi hoặc khô.
Các nghiên cứu khoa học
Một vài nghiên cứu của các nhà khoa học đã tìm được chủng nấm xuất hiện từ lá cây thạch tùng có công dụng điều trị bệnh Alzheimer: Một chủng nấm nội sinh LF70 đã được phân lập từ lá của cây chân sói Huperzia serrata có thể tạo ra Huperzine A (HupA) với hoạt tính cải thiện khả năng dẫn truyền thần kinh. Nhóm nghiên cứu đánh giá đây là một phương pháp thay thế đầy hứa hẹn để sản xuất HupA, được sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer và ngăn ngừa thoái hóa trí nhớ. Đặc biệt cũng được dùng phòng ngừa tai biến mạch máu não, phục hồi nhận thức sau đột quỵ, chấn thương sọ não.
Huperzine A đã được chứng minh là một chất có tác dụng ức chế mạnh mẽ và chọn lọc đối với enzym acetyl cholinesterase (AChE), và dễ dàng qua được hàng rào máu não. Ngoài ra, huperzine A giúp chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh chống lại glutamate gây ra độc tính tế bào thần kinh bằng cách tương tác thụ thể với N-methyl-D-aspartate (NMDA). Hơn nữa, Huperzine A làm giảm tác dụng gây độc thần kinh của β-amyloid và làm giảm sự tạo thành mảng β-amyloid.
Vị thuốc đầy triển vọng ở Ấn Độ: Các nghiên cứu ở Ấn Độ đánh giá cây thạch tùng và các loài cùng họ của nó có tiềm năng rất lớn để làm dược liệu chữa nhiều bệnh cho con người.
Thạch tùng răng cưa có tác dụng gì?
Bào tử của thạch tùng răng cưa được dùng để chữa viêm bàng quang, làm dịu các vết loét ở ngoài da, làm dịu da. Vị thuốc này thường dùng làm bột rắc ở bên ngoài hoặc xoa lên những chỗ da bị kích thích và chỗ hăm kẽ ngoài da. Hoặc dùng để uống bằng cách: trộn với 9 phần đường, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Chỉ dùng trong một thời gian, có thể chữa hiệu quả viêm bàng quang và viêm bể thận, chữa thấp khớp và các bệnh về phổi.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây thạch tùng
Điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu, tiểu ra máu:
Chuẩn bị: Cây khô 6g - 8g. Cây thuốc đen rửa sạch, đun với 500ml nước, cho tới khi cạn lấy 300ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng lá cây thạch tùng tươi giã nát đắp hậu môn ở những người bị trĩ.
Điều trị chấn thương, nhọt đầu đinh:
Chuẩn bị: Một nắm thân lá tươi. Giã nát nắm lá tươi để đắp vào nơi bị chấn thương, bầm tím và nhọt độc.
Cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
Chuẩn bị: Thạch tùng răng cưa khô 6g, nước sôi 500ml, bình giữ nhiệt 01 cái. Đem rửa nguyên liệu qua nước sạch một lần, bỏ cây thuốc vào bình và tráng qua nước sôi một lần, chế thêm khoảng 350ml nước sôi vào bình, đậy kín nắp và ủ trong thời gian khoảng 20 phút là dùng được. Nước này được dùng hàng ngày như một loại trà sẽ rất tốt cho người muốn tăng cường trí nhớ, bảo vệ não bộ.
Lưu ý khi sử dụng cây thạch tùng
Vị thuốc có phát sinh độc tố nếu dùng với liều cao, vì vậy không sử dụng quá liều quy định; Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ.
Cây thạch tùng nổi tiếng với bài thuốc chữa Alzheimer ở người già, giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ dây thần kinh, não bộ. Do vậy, để phòng và trị hiệu quả nhất, người bệnh nên sử dụng trà cây thạch tùng hàng ngày. Tuy nhiên, không nên dùng quá liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn./.