Thực hiện Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Với kế hoạch này, tỉnh Quảng Bình thực hiện nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tầng lớp nhân dân về công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Bên cạnh đó, nâng cao vài trò, trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp, các sở, ngành trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kế hoạch này nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị; giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện. Phòng chống thiên tai phải thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Mặt khác, nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn tính mạng và giảm tổn thất về tài sản của hân dân và nhà nước; tạo điều kiện từng bước góp phần nâng cao khả năng quản lý rủi ro thiên tai; cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi mưa, lũ, giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở so với giai đoạn 2011 - 2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai đoạn 2011 - 2020; Tổ chức lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn.
Bảo đảm an toàn cho người dân trước thiên tai, nhất là mưa, lũ, sạt lở đất, lũ quét. Rà soát khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là hệ thống hồ đập, kè sông suối được nâng cao, đảm bảo an toàn trước thiên tai theo thiết kế. Đồng thời, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là huy động nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách cho phòng, chống thiên tai, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu đầu tư cho phòng chống thiên tai đảm bảo đúng quy định; hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống thiên tai lớn, phức tạp cho các cấp chính quyền cơ sở, người dân và doanh nghiệp để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại; Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến phòng chống thiên tai, chú trọng sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong việc lập kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai cấp xã.
Kiện toàn đội ngũ, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; rà soát, đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai. Xây dựng và đào tạo lực lượng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến địa phương, bao gồm lực lượng chuyên nghiệp và lực lượng bán chuyên nghiệp, tình nguyện viên nhằm thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”.
Tổ chức diễn tập, tập huấn theo từng phương án ứng phó; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ cho doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng, người dân, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang, biên giới.
Đầu tư củng cố, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kè chống sạt lở, hồ đập bảo đảm chủ động phòng, chống mưa, lũ. Rà soát, bổ sung, nâng cấp hệ thống trữ nước, tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng do mưa lớn, lũ, triều cường; xây dựng, củng cố công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, sông, suối tại những khu vực diễn biến sạt lở phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu kết hợp sơ tán dân tại những vùng thường xuyên xảy ra mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.Mở rộng khẩu độ thoát lũ các công trình qua sông, suối không đảm bảo khả năng thoát lũ, đặc biệt là cửa Nhật Lệ; cải tạo lòng dẫn, thanh thải vật cản dòng chảy trên sông, suối, đảm bảo không gian thoát lũ để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ, lũ ống, lũ quét, ngập lụt kéo dài.
Ngày 25/4, tỉnh Quảng Bình tham dự Hội nghị trực tuyến đầu tư phòng, chống thiên tai phát triển bền vững do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới hơn 700 điểm cầu của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND cấp quận, huyện. Tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có ông Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN kiêm PTDS tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Với sự cam kết và thực hiện các kế hoạch chặt chẽ, đồng bộ ngay từ đầu, kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của UBND tỉnh Quảng Bình sẽ phát huy hiệu.