Nhiều tổ chức và nhiều đối tác quốc tế đều khẳng định tài chính xanh là xu thế tất yếu sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Trong đó, nguồn vốn được huy động từ cả khu vực nhà nước, tư nhân và các định chế tài chính và các tổ chức phi lợi nhuận nhằm thực hiện các mục tiêu và ưu tiên về phát triển bền vững.
Chính sách kinh tế đúng có ý nghĩa rất quan trọng khi các quốc gia trên toàn cầu và Việt Nam đứng trước những lựa chọn chính sách có tính bước ngoặt, tác động không chỉ đến triển vọng kinh tế trước mắt mà còn quyết định khả năng phục hồi, phát triển bền vững về lâu dài.
Nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 nhờ quá trình tiêm chủng vắc-xin được thúc đẩy và các gói kích cầu của chính phủ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu và lạm phát gia tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và phát triển của nền kinh tế.
Việt Nam sẽ tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến lý tưởng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hoạt động đầu tư vào Việt Nam dự kiến sẽ được cải thiện trong năm 2022 sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong một cuộc khảo sát do ngân hàng Standard Chartered thực hiện gần đây, các khách hàng đều cho rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư. Việt Nam đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và huy động các nguồn lực tài chính xanh để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều đối tác và các doanh nghiệp đánh giá cao chủ trương, chính sách của Việt Nam về tăng trưởng xanh và giảm phát thải, khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả các chính sách tài chính xanh trong thời gian tới.
Việc chính phủ chú trọng vào phát triển nền kinh tế theo hướng xanh và bền vững sẽ giúp tăng cường niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, thúc đẩy họ đầu tư nhiều hơn nữa vào quá trình phát triển bền vững tại Việt Nam trong dài hạn. Nhằm đạt được mức phát thải các-bon bằng 0 từ các hoạt động cấp vốn do Ngân hàng Standard Chartered thực hiện vào năm 2050, trong đó có các mục tiêu cho năm 2030 đối với các lĩnh vực hạn chế phát thải các-bon là kỳ vọng của sự hợp tác./.