Những nữ đại gia không học đại học

Tốt nghiệp đại học được xem như một con đường dẫn đến thành công, tuy nhiên, đấy không phải là con đường duy nhất. Bởi, thực tế đã chứng minh, có nhiều đại gia đi lên từ những cách khác mà không phải cánh cửa đại học.

- Đại gia Nguyễn Phương Hằng

ph-1646624676.jpg
Bà Nguyễn Phương Hằng

Gần đây, bà Nguyễn Phương Hằng - vợ đại gia Dũng 'lò vôi' liên tục được chú ý đến qua các livestream với số lượng người theo dõi đông đảo đáng kể. Thế nhưng, trước khi biết tới bà bởi các sự kiện gần đây, bà cũng đã gây được sự chú ý của giới kinh doanh với các thành tích của mình.

Do hoàn cảnh gia đình, bà Phương Hằng chỉ học đến lớp 11. Gần đây, bà và chồng vinh dự nhận bằng giáo sư danh dự (Honorary Visiting Professor) do đại học Apollos (chi nhánh tại Malaysia) cấp - nhằm cảm ơn cho những doanh nhân có nhiều cống hiến trong sự nghiệp kinh doanh và hoạt động cộng đồng vì châu Á.

Trước khi được biết đến với danh phận là vợ đại gia Dũng “lò vôi” bà được giới kinh doanh biết đến với cái tên Hằng Canada. Lúc đó bà được xem là nữ doanh nhân bất động sản có tiếng chưa một lần thất bại trên thương trường.

Tháng 5/2020, ông Huỳnh Uy Dũng trao toàn quyền quyết định kinh doanh cho bà Hằng. Hiện nay, bà đang là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Đại Nam. Những năm gần đây, khu du lịch Đại Nam liên tiếp lỗ nặng (2019: lợi nhuận sau thuế âm đến 154 tỷ đồng), tuy nhiên vợ chồng bà Hằng vẫn “hốt bạc” với những ngành nghề khác (xây dựng, dịch vụ).

- Đại gia Nguyễn Thị Như Loan

nl-1646624934.jpg
Nữ doanh nhân vùng Tây nguyên

Quyết định dừng con đường học tập sau khi học hết 12, bà Loan vẫn được mệnh danh là một nữ tướng đáng nể trên thương trường.

Năm 1994, bà bắt đầu con đường kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến gỗ xuất khẩu với việc thành lập Công ty xí nghiệp tư doanh Quốc Cường. Đến 2005, bà chuyển hướng sang mảng bất động sản khi hợp tác với xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh thành lập Công ty TNHH xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh. Sau này đổi tên thành Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với vốn điều lệ là 259 tỉ đồng. Bên cạnh đó là hàng loạt các mảng kinh doanh khác: trồng cao su, thủy điện,..

Với kinh nghiệm dày dặn trên thương trường, những mảng kinh doanh này mang lại cho bà khoản lợi nhuận khá khủng. Tuy nhiên, những năm gần đây, trước tình hình lỗ nặng của Quốc Cường Gia Lai những rắc rối xoay quanh tình hình tài chính của đến nay vẫn đang trong quá trình giải quyết. Nhưng nhìn tổng thể bà vẫn là một doanh nhân thành đạt.

- Đại gia Đặng Thị Kim Oanh

ko-1646625114.jpg
Đặng Thị Kim Oanh

Xuất thân từ một gia đình đông con tại Huế, bà Kim Oanh dừng lại việc học từ khá sớm và bắt đầu làm việc bằng nhiều nghề khác nhau để phụ giúp gia đình. Bà bắt đầu lập gia đình khá sớm rồi bắt đầu kinh doanh vật liệu xây dựng. Đến năm 2004, bà chuyển về Bình Dương mở quán nước và bén duyên với bất động sản khi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các chủ đầu tư gần đó.

5 năm sau, bà thành lập CTCP dịch vụ thương mại và xây dựng địa ốc Kim Oanh. 10 năm sau, đã phát triển được thành Kim Oanh Group. Đến năm 2017, Kim Oanh Group đã biến 48 tỷ vốn điều lệ ban đầu thành 100 tỷ, với 9 chi nhánh trên toàn quốc. với nhiều dự án lớn như Mega City, Golden Center, New Times City,..

- Đại gia Trần Thị Lâm

ba-tran-thi-lam-edit-1646625338.jpg
Đại gia Trần Thị Lâm

Bà Lâm xuất thân từ vùng quê nghèo thuộc tính Quảng Ngãi, tuổi thơ là những chuỗi ngày cơ cực, do hoàn cảnh chiến tranh mà bà chỉ học được hết lớp 5. Tất cả những điều đây không thể cản được ý chí quyết tâm thoát nghèo của nữ doanh nhân này.

Sau khởi nghiệp lần đầu thất bại với buôn trầm, bà rẽ hướng sang kinh doanh xe máy. Thời gian đầu công việc kinh doanh không mấy suôn sẻ với các đối tác trong nước, bà quyết định chọn hợp tác với nước ngoài. Khởi đầu từ một cửa hàng bán xe máy năm 1998 , rồi thành lập Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Nhất Nguyên, sau này là Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm).

Sau một thời gian, nhận thấy sản phẩm không còn tính cạnh tranh cao, bà chuyển sang tham gia thị trường tài chính bằng việc đầu tư vào Ngân hàng Việt Nam Thương tín. Không những thế bà còn lấn sân sang bất động sản với dự án bệnh viện đa khoa Thành Đô.

“Để thành công cần rất nhiều yếu tố, cái tâm, chữ tín, chữ tầm... 3 chữ T đó phải gắn liền. Với tôi, để đạt tới thành công trước tiên doanh nghiệp phải có người đứng đầu xuất sắc; người đó phải biết kết nối, tận dụng, nhìn nhận và đánh giá đúng về con người. Nếu người đó cho dù tài giỏi bao nhiêu nữa nhưng không biết liên kết, tập hợp nhân tài thì cũng khó thành công” - Bà Lâm chia sẻ./.