Nhằm đạt được mục tiêu phi carbon đã cam kết, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp lý tương thích

Mới đây, ngày 21/10, tại phiên họp báo thuộc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024), ông Bruno Jaspaert - Chủ tịch EuroCham cho rằng, tại Việt Nam chưa có hệ thống pháp lý tương thích để đạt được mục tiêu tiêu phi carbon đã cam kết.
a-1729589467-1729596879.jpg
Ông Bruno Jaspaert - Chủ tịch EuroCham chia sẻ tại buổi họp báo.

Trong buổi họp báo gần đây, trước những vấn đề cũng như những câu hỏi liên quan đến vị thế của Việt Nam về nền kinh tế toàn cầu, ông Jaspaert cho rằng Việt Nam đang có những vấn đề và thách thức phải thẳng thắn đối mặt, đồng thời cần bắt tay vào trực tiếp nhìn nhận và đưa ra giải pháp cụ thể.

Cùng với đó, biết đến sự diện hiện của nguồn năng lượng đối với nhu cầu thị hiếu ngày nay, ông Bruno Jaspaert - Chủ tịch EuroCham đã chia sẻ thêm “Việt Nam đang đương đầu với ô nhiễm môi trường, có tăng trưởng kinh tế mạnh nhưng khó kiểm soát; có nguồn lao động dồi dào nhưng phải được đào tạo về kỹ năng; và cả nhu cầu lớn về năng lượng”.

Chủ tịch EuroCham cho biết mọi vấn đề đều có giải pháp: “Việt Nam có nhiều bạn bè. Khi có nhiều bạn bè, càng dễ đạt được các mục tiêu qua thời gian. Châu Âu là bạn đích thực của Việt Nam và khi hai người bạn đi cùng nhau, các mục tiêu khó khăn như tại COP26 đều có thể đạt được”.

Mặt khác, Việt Nam cần rất nhiều vốn nguồn đầu tư nước ngoài. Các nguồn FDI này thì được nhắm vào các mảng quan trọng như năng lượng, chuyển đổi số, tăng trưởng công nghệ xanh, hệ thống vận tải xanh, đảm bảo tính bền vững về môi trường.

Chính vì thế, “Chúng ta có tin tức tốt với thách thức liên quan đến vốn đầu tư nước ngoài. Đó là, phần lớn FDI có thể đến từ châu Âu. Ở châu Âu giờ có chương trình Global Gateway – cổng kết nối toàn cầu. Đây là một ý tưởng, để EU hỗ trợ các nước đang phát triển đang cần sự hợp tác, không chỉ từ phía chính phủ công mà còn từ các khối tư nhân” - Chủ tịch EuroCham chia sẻ.

Đồng thời, một nhận định khá nhất quán đã được hình thành “Năng lượng Việt Nam đang rẻ dần đi, nhưng tại vì rẻ nên chất lượng sẽ không sạch, không đảm bảo”.

Theo Chủ tịch EuroCham, Việt Nam hiện tại có năng lượng rẻ, nhưng rẻ thì không sạch. Còn năng lượng xanh, năng lượng chuyển đổi thì đắt. Vậy làm sao để duy trì sự cung ứng năng lượng rẻ một cách hợp lý, song song là chuyển đổi sang năng lượng sạch, đắt đỏ hơn, đây là bài toán khó cho Việt Nam.

anh-1729589752.png
Việt Nam cần phát huy đẩy mạnh năng lượng kinh tế xanh. (Ảnh minh hoạ).

Cụ thể, “Trung Quốc bắt đầu quay lại chuyển đổi xanh sạch, nên giá điện của Trung Quốc đắt hơn Việt Nam 30%. So với châu Âu, thì giá đắt hơn gấp 3 lần Việt Nam. Như vậy để nói rằng Việt Nam cần phải cân nhắc rất nhiều trong việc tính toán lại giá điện”.

Tổng quát, tại buổi họp báo ấy, ông Jaspaert cho rằng vấn đề lớn nhất ở đây là về các thách thức liên quan đến chuyển đổi xanh, bởi Việt Nam chưa có một hệ thống pháp lý tương thích để đạt được đến mục tiêu phi carbon như đã cam kết trước đó.

“Việt Nam có nhiều luật, nhưng lại chưa khớp với nhau và cần nhiều thời gian để điều chỉnh. Chỉ khi nào có khung pháp lý và các quy định chặt chẽ, mới có thể thu hút được các nhà đầu tư chúng ta cần, và xử lý được các vấn đề cần giải quyết liên quan đến chuyển đổi xanh cũng như năng lượng”./.

Quốc Cường - Võ Nga