Tăng trưởng kinh tế cao chắc chắn là cần thiết để Indonesia đạt được mục tiêu “Tầm nhìn 2045” cũng như thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Người đứng đầu bộ trên cho biết đại dịch COVID-19 và mối đe dọa thực sự của biến đổi khí hậu đối với Indonesia không còn giống như trước đây. Từ góc độ kinh tế, cần có một chiến lược lớn để đưa tăng trưởng kinh tế Indonesia trở lại quỹ đạo trước đại dịch COVID-19. Trong khi đó, từ khía cạnh phát triển bền vững, kinh doanh trực tuyến cũng được coi là không thể là giải pháp cho những thách thức hiện có.
Những thách thức khác nhau này cho thấy sự cấp thiết đối với Indonesia trong việc phục hồi tốt hơn sau đại dịch. Do đó, phát triển các ngành carbon thấp là một trong những ưu tiên quốc gia trong Kế hoạch Phát triển Trung hạn 2020-2024 (RPJM) và đóng vai trò quan trọng như là "xương sống" hướng tới một nền kinh tế xanh để phát triển bền vững.
Cũng theo ông Suharso, các kết quả nghiên cứu khác nhau ở cấp độ toàn cầu cho thấy hỗ trợ đầu tư cho phát triển các ngành carbon thấp sau đại dịch có hai lợi ích. Lợi ích đầu tiên là việc này sẽ giúp khuyến khích sự gia tăng việc làm xanh trong ngắn hạn, và lợi ích thứ hai là Indonesia có thể duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững hơn.
Mục tiêu của Indonesia là không phát thải ròng vào năm 2060. Đây là một thành tựu đáng kể trong nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu, nhưng hơn thế nữa, điều quan trọng là đảm bảo rằng Indonesia không quá muộn để bắt đầu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh./.