Hàn Quốc đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng việc dân số đang già đi nhanh chóng của Hàn Quốc sẽ làm tăng đáng kể chi tiêu cho lương hưu và dịch vụ y tế.
0004689975-001-20220425112801084-1650897239.jpg
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng việc dân số đang già đi nhanh chóng của Hàn Quốc sẽ làm tăng đáng kể chi tiêu cho lương hưu và dịch vụ y tế. Họ cũng chỉ ra rằng, các biện pháp như kéo dài tuổi nghỉ hưu là cần thiết. Về kế hoạch ngân sách bổ sung thứ hai do chính quyền Tổng thống Yoon Soek-yeol xúc tiến, ông nói, "Việc lựa chọn mục tiêu hỗ trợ sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn".

Martin Kaufman, người đứng đầu IMF tại Hàn Quốc đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng dân số già của Hàn Quốc trong một buổi phỏng vấn ngày 25/04. Ông Kaufman nói: "Già hóa nhanh đồng nghĩa với việc chi tiêu cho lương hưu và dịch vụ y tế sẽ tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ tới. Điều đó cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài."

Ông nói thêm: "Xét đến tỷ lệ nghèo trong nhóm người cao tuổi tương đối cao, việc tăng lương hưu là cần thiết, nhưng các biện pháp này phải được cân đối với tỷ lệ đóng góp và điều chỉnh tuổi nghỉ hưu." Điều này có nghĩa là các biện pháp như tăng mức đóng bảo hiểm hưu trí quốc gia và kéo dài tuổi nghỉ hưu là vô cùng cần thiết.

Về khoản ngân sách bổ sung thứ hai do chính phủ ông Yoon Seok-yeol đề xuất: "Lời hứa của Chính phủ về việc cung cấp hỗ trợ kịp thời cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là điều đáng khen ngợi". Ông nói, "Việc chọn lựa cẩn thận hơn những gì mà chúng ta ủng hộ có thể sẽ càng quan trọng nếu tiếp tục ủng hộ việc bình thường hóa các chính sách. Khi nhu cầu bình thường hóa chính sách tài khóa mở rộng được thực hiện trong bối cảnh dịch Covid-19 dần nghiêm trọng, điều đó được hiểu là cần đặt ra mục tiêu hỗ trợ tài chính hạn chế hơn.

Trước quan điểm cho rằng ngân sách bổ sung có thể kích thích các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát và lãi suất trái phiếu chính phủ, Kaufman nói: "Quy mô và phạm vi của các biện pháp hỗ trợ nên tương xứng với sự cần thiết".

Ông Kaufman nói thêm: "Một khuôn khổ tài chính dựa trên các quy tắc tài khóa sẽ hữu ích." Mục đích của nó là ổn định nợ công và giúp năng lực tài khóa đáp ứng với các điều kiện kinh tế và chức năng ổn định tự động. Về cuộc thảo luận về các quy tắc tài khóa của Hàn Quốc, ông đưa ra lời khuyên, "Điều này được hoan nghênh, nhưng các thông số chính của các quy tắc và các khía cạnh vận hành cũng như thể chế nên được đưa ra cụ thể hơn". Ông cũng giải thích rằng các quy tắc tài khóa "tăng cường tính độc lập của ngân sách và cải thiện tính minh bạch tài khóa".