Hà Nội chú trọng chăm sóc, tái đàn vật nuôi theo hướng an toàn sinh học

Gần 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các trang trại chăn nuôi trên địa bàn TP. Hà Nội đang đẩy mạnh chăm sóc, tái đàn vật nuôi theo hướng an toàn sinh học để cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô.

Thời gian qua, các trang trại chăn nuôi trên địa bàn TP. Hà Nội đang đẩy mạnh chăm sóc, tái đàn vật nuôi theo hướng an toàn sinh học để cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô.

Theo Giám đốc Hiện Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa) hiện đang duy trì ổn định sản xuất với tổng đàn 3.000 lợn giống và 17.000 lợn thương phẩm. Trung bình mỗi ngày, hợp tác xã cung cấp ra thị trường khoảng 200 con lợn thịt. Vào dịp Tết Nguyên đán, số lượng thịt lợn cung cấp ra thị trường có thể tăng 10-15% theo nhu cầu tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Đồng Tâm (huyện Quốc Oai) Nguyễn Đình Tường chia sẻ, hợp tác xã đang phát triển sản xuất theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi, giết mổ, đến sơ chế, đóng gói, tiêu thụ sản phẩm, duy trì hệ thống chuồng nuôi quy mô mỗi hộ khoảng 300 con lợn. Mỗi tháng, hợp tác xã cung cấp 30 tấn sản phẩm thịt lợn và 4-7 tấn sản phẩm giò, chả, xúc xích, tùy thời điểm.

"Hợp tác xã đang tập trung chăm sóc bảo đảm tổng đàn lợn để cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng tiện ích theo đơn hợp đồng đã ký từ nay đến Tết Nguyên đán Quý Mão", ông Tường cho hay.

Được biết, đến nay, TP. Hà Nội có tổng đàn trâu là có 28,1 nghìn con, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò có 130,3 nghìn con, giảm 0,1%; đàn lợn hiện có 1,41 triệu con, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm hiện có 40,1 triệu con, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2021; sản lượng trứng gia cầm đạt 2.030 triệu quả, tăng 5,9%.

Bên cạnh đó, các trang trại đang tập trung chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh phát sinh. Đặc biệt, chăn nuôi lợn tiếp tục đà phục hồi, giá thịt lợn hơi xuất chuồng có xu hướng tăng trong quý III-2022 tạo động lực tích cực giúp các hộ yên tâm tái đàn, chuẩn bị nguồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tăng cao dịp cuối năm.

7873-moi-truong-chan-nuoi-tai-cac-trang-trai-dieu-duoc-dam-bao-1667129359.jpg
 Hà Nội đang đẩy mạnh chăm sóc, tái đàn vật nuôi theo hướng an toàn sinh học để cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô. Ảnh minh họa

Từ nay đến cuối năm, thời tiết diễn biến bất thường; việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm tăng mạnh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh… Để bảo vệ đàn vật nuôi, theo ông Hoàng Văn Thành, chủ trang trại ở xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn), cần chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá thành thấp như bột cá, ngũ cốc, đậu tương, phụ gia, khô dầu, rơm, cỏ xanh, bã sắn, cám gạo, vỏ tôm... để thay thế một phần cho thức ăn công nghiệp. Việc này giúp giảm giá thành thức ăn chăn nuôi xuống 10-15%, tăng giá bán ra thị trường.

Để đảm bảo cho việc tái đàn các địa phương cần xác định rõ đặc trưng, lợi thế cạnh tranh từng vùng, khẩn trương rà soát đàn vật nuôi, các cơ sở sản xuất giống, chăn nuôi trên địa bàn; đánh giá tình hình chăn nuôi để có kế hoạch tăng đàn, tái đàn, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh, các địa phương cần xác định rõ đặc trưng, lợi thế cạnh tranh từng vùng, khẩn trương rà soát đàn vật nuôi, các cơ sở sản xuất giống, chăn nuôi trên địa bàn; đánh giá tình hình chăn nuôi để có kế hoạch tăng đàn, tái đàn, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường, cùng với việc hình thành những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, an toàn dịch bệnh, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Ngành Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương tăng cường giám sát quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi; sử dụng chất cấm, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi; triển khai các kênh theo dõi diễn biến thị trường, tìm hiểu nguồn cung trong nước và thế giới, giúp người dân có kế hoạch sản xuất theo nhu cầu tiêu dùng...

Thi Nguyên (t/h)