Hôm nay, trên thị trường xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng 5 USD/tấn. Theo đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán ở mức 508 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 488 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn; gạo Jasmine 578 USD/tấn.
Theo nhiều doanh nghiệp, hiện nguồn cung khan hiếm, nhu cầu tăng mạnh đẩy giá gạo xuất khẩu lên cao nhất trong 2 năm.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa OM 18 được thương lái thu mua với giá 6.800 đồng/kg; Lúa OM 5451 giá 6.300 - 6.500/kg. Giá lúa IR 50404 trong khoảng 6.200 - 6.400 đồng/kg. Nếp khô Long An cũng tăng lên mức 7.900 - 8.200 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu dao động quanh mốc 9.820 - 9.850 đồng/kg, tăng 20 đồng/kg; gạo thành phẩm ở mức 11.200 - 11.300 đồng/kg, tăng 50 - 100 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm duy trì ổn định ở mức 9.500 – 9.600 đồng/kg. Trong khi đó, giá cám khô 7.500 – 7.600 đồng/kg.
Trong khi giá lúa đi ngang thì giá gạo nguyên liệu tăng 20 đồng/kg lên mức 9.820 – 9.850 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định, gạo thường còn 11.500 - 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; Nếp ruột 16.000 - 18.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.600 - 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 - 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.
Có thể thấy, thời điểm hiện tại, nông dân chưa hoàn toàn hưởng lợi cao khi giá lúa gạo tăng bởi sản lượng vụ mùa còn lại không nhiều. Dù vậy đây là tín hiệu rất đáng mừng. Theo các doanh nghiệp, khả năng giá lúa vụ Hè Thu tới đây cũng sẽ tiếp tục tăng bởi dự báo sản lượng vụ này giảm thấp do đầu vụ thiếu nước và do thời tiết diễn biến không thuận lợi.