“Gặp gỡ Thái Lan”: Cơ hội nào cho Quảng Trị?

Bên lề Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” vừa diễn ra tại Quảng Trị, trao đổi với phóng viên, ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh, Quảng Trị có lợi thế là điểm đầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Có thể nói là kết nối giao thương nhanh nhất với Lào, Thái Lan và Myanmar vậy nên, sự kiện này là cơ hội đặc biệt để Quảng Trị tăng cường hợp tác với Thái Lan trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giao lưu nhân dân hai nước.

Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các địa phương, doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Thái Lan và tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị với các đối tác Thái Lan trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1976 - 2023) và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan (2013 - 2023).

Đồng thời, tăng cường quan hệ hợp tác, giao lưu hữu nghị giữa các địa phương Thái Lan với các địa phương Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Trị. Hội nghị “Gặp gỡ Thái” lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam và được đăng cai tổ chức tại tỉnh Quảng Trị là cơ hội quảng bá và xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Thái Lan và từ Thái Lan vào Việt Nam và tỉnh Quảng Trị.

z4577487343193-82f9ca48eae9ae11454bf2bf53d53054-1691225308.jpg
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Đoàn Thuận)

Tham dự Hội nghị có ông Nikorndej Balankura - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam, ông Wiraka Moodhitaporn - Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố của Thái Lan. Về phía Việt Nam có ông Nguyễn Minh Vũ - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp của Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Minh Vũ - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các địa phương, doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Thái Lan và tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị với các đối tác Thái Lan trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1976-2023) và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan (2013-2023). Đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác, giao lưu hữu nghị giữa các địa phương Thái Lan với các địa phương Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Trị.

Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam và được đăng cai tổ chức tại tỉnh Quảng Trị là cơ hội quảng bá và xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Thái Lan vào Việt Nam và tỉnh Quảng Trị.

z4577506589022-b60e62b5edfe0e01dd61cbba0faf9492-1691225833.jpg
ông Nguyễn Minh Vũ - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu tại buổi Hội nghị (Ảnh: Đoàn Thuận)

Phát biểu Hội nghị, ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, Quảng Trị luôn chú trọng đến việc mở rộng liên kết vùng để phát huy lợi thế của các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Hành lang song song với Hành lang kinh tế Đông Tây (PARA EWWEC) qua cửa khẩu quốc tế La Lay. Tỉnh Quảng Trị và tỉnh Mukdahan (Thái Lan) đã có gần 20 năm thiết lập quan hệ hữu nghị và mối quan hệ này ngày càng được tăng cường, củng cố, mở rộng và đi vào chiều sâu. Dự kiến trong năm 2023, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Ubon Ratchathani sẽ ký kết Bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hữu nghị, mở ra cơ hội và bước phát triển mới trong quan hệ hai tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Hội nghị được tổ chức là diễn đàn để các địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam và Thái Lan trao đổi, chia sẻ, thảo luận về các cơ hội, định hướng và giải pháp đẩy mạnh hợp tác đầu tư. Với khát vọng vì một Quảng Trị phát triển, với phương châm “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng”, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị sẽ hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các đối tác Thái Lan đến khảo sát, triển khai các hoạt động hợp tác đầu tư vào tỉnh; trọng tâm là đầu tư vào các lĩnh vực mà Thái Lan có thế mạnh như: công nghiệp, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng và logistics, kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa, xử lý nước sạch, rác thải...

Ông Võ Văn Hưng gửi gắm, bày tỏ sự tin tưởng Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới tốt đẹp cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan và quan hệ hợp tác phát triển giữa các tỉnh, thành Việt Nam với các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Thái Lan.

z4577506434665-559934c8cc40d23a9cd85de0180d7fe7-1691225946.jpg
Ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Đoàn Thuận)

Ngay sau phiên khai mạc, các đại biểu tập trung thảo luận các chủ đề: Năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao; Thúc đẩy hợp tác chuỗi hội nhập cung ứng trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.

Thảo luận về thực trạng chuỗi cung ứng và giải pháp thúc đẩy hợp tác trên hành lang kinh tế Đông – Tây, ông Lê Đức Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, theo ước tính, 2 tuyến hàng hải lớn đi qua biển Đông (Thái Bình Dương) và Ấn Độ Dương có tỷ trọng hàng hóa chiếm 60% lượng hàng hóa toàn thế giới, đạt giá trị 5.000 tỷ Dollar/năm. Đây là điều kiện thuận lợi để 11 nước trong cộng đồng Asean trở thành các trung tâm logictics.

z4577506250929-5dea48cb3f0e4527ed6743df4a127cb8-1691226091.jpg
z4577483639909-7f29f9d27abe1b8cd6ce704c14f91c86-1691226209.jpg
Các đại biểu tập trung thảo luận các chủ đề: Năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao (Ảnh: Đoàn Thuận)
z4577506034728-44ad5651a1d3a079cff0a3333d7287a2-1691226272.jpg
Các đại biểu thảo luận về thúc đẩy hợp tác chuỗi hội nhập cung ứng trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (Ảnh: Đoàn Thuận)

Do đó, việc hình thành hành lang giao thông liên thông kết nối kinh tế - xã hội 11 quốc gia Đông Nam Á là rất cấp thiết và là điều kiện tiên quyết thực hiện mục tiêu kết nối nguồn lực xã hội cộng đồng ASEAN bền vững.

Quảng Trị có vị trí địa lí chiến lược rất quan trọng của khu vực Bắc Trung bộ, nơi giao nhau của 2 Hành lang quan trọng rất thuận lợi cho việc hợp tác thực hiện chuỗi cung ứng nhằm giảm tối đa chi phí vận chuyển. Vì vậy, các địa phương trên EWEC cần đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đổi mới cơ chế hợp tác đầu tư để cùng phát triển.

Phát biểu kết luận tại phiên bế mạc Hội nghị, ông Nikorndej Balankura - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam nhấn mạnh, Hội nghị đã chia sẻ những ý kiến rất sáng tạo và bổ ích cả ở chủ đề Năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao cùng với định hướng cụ thể trong việc thúc đẩy hội nhập chuỗi cung ứng qua khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây. Qua đó, nâng cao vai trò của Thái Lan và Việt Nam trong các khung hợp tác của Tiểu vùng Sông Mekông và Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS.

z4577506276389-8f5f96792073ecff6f787e797c416828-1691226400.jpg
ông Nikorndej Balankura - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Đoàn Thuận)

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam bày tỏ tin tưởng rằng, chương trình Gặp gỡ Thái Lan lần thứ Nhất sẽ là bước đi quan trọng để tăng cường sự kết nối giữa Thái Lan và Việt Nam trên mọi lĩnh vực cùng với việc tạo điều kiện cho cả 2 nước có thể đạt được mục tiêu thương mại 25 tỉ USD Mỹ trong năm 2025 và đưa Thái Lan trở thành nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ 5 tại Việt Nam trong tương lai gần vào năm 2024, trong khuôn khổ khung chương trình kỷ niệm 5 năm thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững giữa Thái Lan và Việt Nam. Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục tổ chức chương trình Gặp gỡ Thái Lan lần thứ 2 tại các tỉnh, thành có tiềm năng lớn. Tận dụng và tiếp nối các thoả thuận về thành phố kết nghĩa của 19 cặp tỉnh, thành để thúc đẩy hơn nữa chính sách 3 kết nối trên phạm vi rộng hơn.

Trao đổi với phóng viên bên lề Hội nghị về cơ hội hợp tác kinh tế giữa Quảng Trị thông qua chương trình “Gặp gỡ Thái Lan”, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Quảng Trị đối với các doanh nghiệp Thái Lan, ông Võ Văn Hưng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh, với chiến lược hợp tác phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á, mở rộng ra thế giới. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Quảng Trị với lời thế là điểm đầu trong tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Nơi có thể nói giao thương nhanh nhất với Lào, Thái Lan và Myanmar. Vì thế mà sự kiện lần này được xem là cơ hội đặc biệt và trong bối cảnh mà có lẽ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, mới có các bộ, ban, ngành. Đặc biệt là được các cơ quan ngoại giao và trong đó có doanh nghiệp Thái Lan thì chúng ta càng mở rộng tầm ảnh hưởng, để hợp tác trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giao lưu Nhân dân hai nước.Và xem đây là cơ hội để nhìn nhận được những việc mà trong thời gian qua chúng ta hợp tác trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.

"Những dư địa sắp tới quảng bá những tiềm năng lợi thế của Quảng Trị nói riêng và các tỉnh thành Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế. Và đặc biệt là với Thái Lan để chúng ta mở rộng hợp tác sâu rộng trên các lĩnh vực. Qua cơ hội lần này chúng ta vừa giới thiệu tiềm năng lợi thế đặt trong bối cảnh mà khoa học công nghệ, hợp tác phát triển, cũng như trong bối cảnh mà làm thế nào khai thác hiệu quả nhất của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Một trong những tuyến đường kết nối giao thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cũng như làm thế nào để phát triển được các tỉnh miền Trung Việt Nam, trong đó có Quảng Trị và các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây đây là một trong những vấn đề quan trọng.

Phân tích như vậy để thấy cơ hội này là chúng ta phải nhanh chóng để có cách tiếp cận. Trước hết là giới thiệu cho các cơ quan, doanh nghiệp và các địa phương Thái Lan hiểu răng những tiềm năng lợi thế trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây này. Đặc biệt là tiềm năng lợi thế của các tỉnh miền Trung và trong đó có Quảng Trị. Để chúng ta tiếp ứng nhanh.

Việc thứ hai là để chúng ta thấy được mặt mạnh của bạn, các doanh nghiệp của nước bạn và cũng như cơ hội đầu tư đến với Quảng Trị và các tỉnh để chúng ta giới thiệu và đáp ứng nhanh.

Việc thứ ba là chúng ta tạo ra một môi trường đầu tư và hỗ trợ lẫn nhau giữa Việt Nam, Thái Lan và đặc biệt các doanh nghiệp đến đầu tư ở các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp, giáo dục, văn hóa...".

Đối với các lĩnh vực Quảng Trị mong muốn các doanh nghiệp Thái Lan đến đầu tư, ông Hưng cho biết, trong cơ hội hợp tác phát triển rất nhiều lĩnh vực nhưng có thể qua hội nghị lần này chúng ta có những cái dư địa mà tỉnh Quảng Trị nói riêng và các tỉnh Việt Nam nói chung, trước hết là lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, năng lượng sạch để chúng ta sử dụng. Thứ hai là về cơ sở hạ tầng và kết nối hệ thống giao thông và chính chúng ta kết nối được hạ tầng giao thông đường bộ sẽ mạng lại sự phát triển không chỉ cho Quảng Trị mà các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Để chúng ta có được sự hợp tác phát triển chung với nhau. Thứ bà đó là các dự án mang tầm chiến lược. Chẳng hạn như cảng biển, sây bay và cũng như các dự án chế biến nông sản. Và mặt khác là vấn đề thương mại mậu dịch, dịch vụ lịch giữa các nước.

Đề cập đến cơ chế chính sách đặc thù sau Hội nghị lần này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, với một thông điệp của tỉnh là doanh nghiệp phát triển thì Quảng Trị phát triển và ngược lại thì Quảng Trị phát triển thì doanh nghiệp phát triển. Trong những năm gần đây và hiện nay Quảng Trị đã sẵn sàng các thông tin về quy hoạch chiến lược cũng như những dự án đầu tư lớn, những lĩnh vực trụ cột và quản lý dư địa, trong thời gian tới, để cho các doanh nghiệp hiểu rõ về cơ hội đầu tư. Xây dựng khung cơ chế chính sách để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài đến với Quảng Trị cũng như kết nối với các tỉnh miền Trung Việt Nam. Đặc biệt, hỗ trợ chính sách thu hút đầu tư, cấp giấy phép đầu tư, hỗ trợ hình thành sớm xây dựng dự án. Và tìm hiểu để nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp, đối tác để luôn đồng hành chia sẻ những khó khăn cũng như hỗ trợ cần thiết trong thời gian sắp tới.

Đoàn Thuận