Độc đáo đặc sản măng khô Thanh Lâm

Măng được lấy từ rừng tự nhiên, đem về phơi nắng và không dùng hoá chất để phơi, sấy măng
z4754758639404-5fd21a3e02746de0383ad0c0f6c36664-1696483500.jpg
Măng được phơi tự nhiên, không dùng hoá chất để sấy khô hoặc tẩm ướp.

Từ xa xưa, người dân ở xã vùng cao Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá đã có nghề khai thác sơ chế măng khô chủ yếu là măng nứa. Măng nứa được khai thác trong rừng theo mùa vụ. Thời gian khai thác măng chủ yếu vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng 11 dương lịch. Vào mùa đông, do không khí khô, lạnh măng không mọc nên người dân tạm dừng việc khai thác măng, nên sản phẩm măng khô chỉ thu hái được vào mùa mưa.

z4754758641770-a07397954e82649892fe353312f5f68f-1696483529.jpg

Măng được hái ở trên rừng, người dân sẽ chọn những cây măng to, non mềm để mang về. Khi măng mang về người dân sẽ tiến hành chẻ măng ra thành từng đoạn nhỏ, sau đó mới rửa măng và luộc măng qua nước suối trong. Khi luộc măng đã chín lúc này người dân mới đem măng ra phơi nắng cho khô. Đặc biệt, măng khô được phơi nắng tự nhiên, không dùng hoá chất để bảo quản hoặc sấy khô.

z4754760010960-decdcf8173fb5e5ba2d1cf7aff05777e-1696483521.jpg
Ông Nguyễn Văn Tiếp, phó Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm giới thiệu về đặc sản măng khô.

Ông Nguyễn Văn Tiếp, phó Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm cho biết, nguồn măng ở địa phương là rất dồi dào. Trên địa bàn xã có diện tích rừng khá rộng chạy dài cả chục cây số, măng chủ yếu được đồng bào khai thác ở trong rừng tự nhiên. Toàn xã hiện còn khoảng 200 ha nứa tự trồng, trở thành nguồn nguyên liệu chế biến bền vững.

z4754759896719-435e1b6f0efb996bfcc0e57e2270f317-1696483520.jpg
Người dân xã Thanh Lâm mong muốn sản phâm măng khô sẽ làm thay đổi đời đời sống kinh tế của địa phương

Hiện nay, cây măng trở thành nguồn lâm sản phụ được phép khai thác gắn với khoanh vùng, bảo vệ đã được quy định. Theo người dân địa phương, mùa khai thác măng bắt đầu từ đầu tháng 6 đến hết tháng 11 hằng năm. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và sơ chế cũng không thể liên tục bởi những đợt mưa gió, không thể phơi măng.

Nguồn nước rửa măng tươi được nhiều gia đình lấy từ các suối trên địa bàn nên khá sạch. Năm 2020, HTX Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Thanh Lâm được thành lập với mục đích hỗ trợ người dân chế biến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề. Từ khi thành lập đến nay, HTX đã đứng ra làm đầu mối tổ chức sản xuất, áp dụng công nghệ sấy măng, đóng gói và phát triển quy mô sản xuất.

Sông Lô