Cây Viễn chí là cây thảo, có chiều cao 10-20cm. Cành mọc ngay ở phần gốc, các cành nhỏ hình sợi sẽ mọc lan ra, trên cành có lông mịn. Lá Viễn chí mọc so le, phía dưới hình bầu dục, phía trên hình dải, mép lá cuốn xuống mặt dưới. Rễ cây Viễn chí hình chùm. Hoa cũng mọc thành chùm gầy, ngắn, có màu xanh nhạt ở dưới, ở giữa màu trắng và tím ở đỉnh. Quả Viễn chí nang, nhẵn, hình bầu dục.
Cây Viễn chí mọc ở rất nhiều tỉnh của nước ta, trong đó xuất hiện chủ yếu ở những tỉnh miền núi nhưng chúng ta vẫn chưa biết khai thác triệt để để sử dụng làm thuốc. Hiện nay có rất nhiều loại cây Viễn chí nhưng phổ biến nhất vẫn là Viễn chí hoa trắng và Viễn chí hoa vàng. Bộ phần dùng làm thuốc: rễ hoặc vỏ rễ phơi khô của cây Viễn chí
Thành phần hoá học
Theo nghiên cứu, trong cây Viễn chí có chứa một hàm lượng lớn hoạt chất Saponin, một hoạt chất quý được phát hiện trong nhân sâm và tam thất bắc. Ngoài ra còn có triterpen, nhựa, dầu béo và polygalitol.
Tác dụng cây Viễn chí
Theo Đông y, Viễn chí vị đắng cay, tính ôn; có tác dụng đi vào kinh phế, tâm và thận. Từ đó giúp dưỡng tâm, an thần, tiêu ung thũng. Người ta thường sử dụng viễn chí để chữa chứng hồi hộp mất ngủ, động kinh, ung nhọt sưng, tâm thận bất giao, đàm trở tâm khiếu với liều dùng: 4 - 12g. Sao hoặc tẩm mật ong nướng.
Viễn chí đã được nghiên cứu:
Cao lỏng Viễn chí có công dụng làm tăng sự co bóp của tử cung trên chuột.
Tác dụng điều trị chứng hay quên, giúp tỉnh táo, minh mẫn.
Tác dụng điều trị ho, nhiều đờm; Tác dụng kiện tráng dương đạo; Tác dụng định tâm trí, điều trị chứng hồi hộp; Tác dụng điều trị các chứng di tinh, mộng tinh.
Một số bài thuốc nam có vị Viễn chí
Viễn chí trị ho nhiều đờm: Ngày uống 2-5g rễ viễn chí dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần 2-5ml, hoặc có thể dùng cao lỏng.
Cây Viễn trí trị trầm cảm, bệnh thần kinh suy nhược, hay quên, sợ hãi: Ngày uống 3-6g dưới dạng thuốc sắc.
Điều trị hồi hộp, hay quên, hay sợ hãi, ho nhiều đờm, ung thư sưng thũng: Viễn chí 4g, Cam thảo 6g, đổ nước 600ml đun cho tới khi còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Những người thực hoả không dùng được.
Cây Viễn chí ngâm rượu bổ dương: 1kg Bạch tật lê, 0,5kg Dâm dương hoắc, 0.3kg Kỷ tử, 0.3kg Viễn chí, 10 lít Rượu gạo. Ngâm trong thời gian 1 tháng là có thể dùng được. Ngày dùng 2-3 ly nhỏ.
Bài thuốc dưỡng tâm, an thần: Nhân sâm hoặc đẳng sâm 30g, viễn chí 20g, phục linh 30g, thạch xương bồ 20g. Tất cả mang đi sấy khô, tán bột làm hoàn hồ. Chia đều cho 5 - 7 ngày, ngày 1 - 2 lần uống.
Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém, người có triệu chứng mất ngủ, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều: 10g mỗi loại: Viễn chí, Đảng sâm, Mạch môn, Phục linh, Cam thảo 3g, 10g mỗi loại: Bạch thược, Sinh khương, Đương quy, Đại táo đều, 3g Quế tâm, sắc, thêm bột quế tâm vào, hòa uống.
Trừ đờm, chữa ho: Viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo 6g. Tất cả mang đi sắc chia uống 3 lần trong ngày.
Trị ung thư, phát bối, nhọt độc: Viễn chí bỏ phần lõi, giã nát. Rượu I chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương.
Trị họng sưng đau: Viễn chí nhục, mang đi tán nhuyễn, thổi vào vùng họng, đờm sẽ tiết ra nhiều.
Trị não phong, đầu đau không chịu được: Viễn chí bỏ phần lõi, tán nhuyễn. Mỗi lần sử dụng 2g. Lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào mũi.
Trị khí uất hoặc cổ trướng: Viễn chí nhục 160g. Mỗi lần dùng 20g, có thể thêm Gừng 3 lát, sắc uống.
Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ: Viễn chí ½ cân mang đi ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi, Phục thần cũng bỏ gõ, Ích trí nhân đều 80g. tán bột. Lấy rượu chưng cùng với miến để làm hồ, sau đó trộn với bột thảo dược trên, viên thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước Táo sắc.
Bài thuốc trị vú sưng (suy nhũ): Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương.
Một số món ăn trị bệnh có viễn chí: Bột viễn chí chiêu nước cơm: Viễn chí mang đi tán bột mịn. Mỗi lần sử dụng và uống 10g, ngày chia làm 2 lần, uống với nước cơm hoặc cháo. Có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, hay quên lẫn, giảm trí nhớ.
Cháo viễn chí táo nhân: Viễn chí 10g, gạo tẻ 50g, toan táo nhân sao 10g. Sắc các vị thuốc trên lấy nước, bỏ phần bã, cho gạo vào nấu cháo. Có thể ăn vào buổi tối trước khi ngủ. Món ăn này chữa cho người tim đập mạnh, loạn nhịp.
Kiêng kỵ: Người bệnh không có chứng thực hỏa và người âm hư dương vượng không dùng.
Người trầm cảm, mất ngủ, suy nhược thần kinh, hay quên chớ nên bỏ qua các bài thuốc từ cây Viễn chí vì đây là những vị thuốc nổi tiếng trong dân gian và ngày nay các thầy thuốc vẫn sử dụng để chữa bệnh cực kỳ hiệu quả./.