Cây Sâm Cau: Công dụng, Cách điều chế

Cây sâm cau là một loại thảo dược vô cùng quý hiếm. Loài cây này mọc phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, vì tình trạng khai thác quá mức nên loại cây này dần trở nên khan hiếm.
cay-sam-cau-700x430-1639182100.jpg
Tên gọi khác của sâm Cau: Cồ nốc lan, Ngải cau, Nam sáng ton, Soọng ca, Thài léng, Tiên mao (Tên khoa học: Curculigo orchioides)

Dân gian thường lưu truyền những bài thuốc từ cây sâm cau. Được ví như là tiên dược dành cho phái mạnh. Sâm cau được bán trên thị trường với cái giá ngút trời. Cùng chính vì vậy, giới thương lái không ngừng nhập buôn sâm cau về thị trường với đủ mọi chủng loại, giá cả. Vậy loại cây này có thực sự tốt như lời đồn. Công dụng thực sự của sâm cau là gì?

Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm. Vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau. Trong dân gian, ngoài cái tên “sâm cau”, loại cây này còn được gọi bằng nhiều loại tên khác nhau. Với người bình thường, có thể nhận biết cây sâm cau qua các đặc điểm cơ bản như:

Đặc điểm nhận biết cây sâm cau

Cây sâm cau có dạng thân thảo, lá hẹp hình mũi mác. Là tàu lá mọc tụ từ thân rễ, xếp đều như lá cau, cao từ 20 - 30 cm. Sâm cau có 1 rễ chính dạng củ, không phân nhánh,nhỏ lại ở hai đầu. Rễ mọc cắm sâu xuống đất. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen. Hoa sâm cau màu vàng nhạt, cánh hoa hình trái xoan. Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mỗi cụm có từ 3 - 5 hoa. Phân bổ: Sâm cau là loại cây ưa ẩm. Vì vậy chúng thường mọc ở những nơi đất ẩm màu mỡ như thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy.

Bộ phận sử dụng

Củ sâm cau hay rễ sâm cau chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Củ sâm cau có vỏ màu đen, thịt bên trong có màu trắng. Củ sâm cau thường được thu hoạch vào tháng 11 hàng năm. Người ta đem về rửa sạch, phơi khô. Khi dùng có thể ngâm rượu hoặc tán nhuyễn. Tại Việt Nam, Sâm cau mọc nhiều ở các tỉnh miền núi từ Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang… đến Tây Nguyên. Vì nhu cầu thị trường cực lớn nên sâm cau được trồng và khai thác để phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu.

Sâm cau có mấy loại?

Có rất nhiều loại sâm cau được lưu hành trên thị trường. tuy có cùng tên gọi nhưng dược tính và công dụng của chúng có rất nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, người dùng phải biết phân biệt và thận trọng trong quá trình sử dụng.

Cây sâm cau đen

Cây sâm cau đen hay còn được gọi là sâm cau tiên mao - là loại thảo dược được sử dụng phổ biến nhất. Nhìn từ bên ngoài, sâm cau đen có phần vỏ màu nâu đen, thân có phân đốt rõ ràng. Phần củ sần sùi bao gồm nhiều rễ phụ nhỏ mọc ra từ phân chính. Càng về cuối thì rễ phụ càng nhiều. Thông thường, củ rễ sâm cau đen thường được thu hoạch khi đủ 4 năm tuổi trở lên. Lúc này, cây cho dược tính và công dụng ở mức tốt nhất. Vì bị khai thác tràn lan, hiện sâm cau đen đã được đưa vào danh mục những loại thảo dược cần được bảo tồn và khai thác hợp lý.

Cây sâm cau đỏ

Rễ cây sâm cau đỏ thực chất là rễ cây bồng bồng. Loại cây này có đặc điểm khác hoàn toàn với cây sâm cau thật. Rễ cây bồng bồng có phần củ nhẵn bóng, vỏ và phần thịt bên trong màu đỏ. Loại cây này có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc. Đặc biệt, chúng hoàn toàn không có tác dụng đối với sinh lý nam. Thậm chí, phần vỏ củ sâm cau đỏ còn có độc. Nếu không sơ chế cẩn thận sẽ mang đến nhiều nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy, người trong giới thường ngầm định với nhau sâm cau đỏ là sâm cau giả.

Cây sâm cau trắng

Theo quan niệm dân gian, phàm là những vật có màu sắc đặc biệt thường rất quý hiếm và có công dụng siêu việt. Lợi dụng điểm này, những thương lái mang vào thị trường sản phẩm sâm cau trắng quý hiếm. Từ đó đẩy giá loại thuốc này lên mức không tưởng.

Cây sâm cau trắng có thực sự tồn tại

Theo các dược sĩ chuyên khoa, sâm cau trắng thực chất là phần thịt của cây bồng bồng đã được gọt vỏ và sơ chế để chúng có mang màu trắng bắt mắt nhằm đánh lừa người dùng. Sự thật về cây sâm cau trắng và sâm cau đỏ: Không hề có 2 loại thần dược này như nhiều người vẫn tưởng, chỉ có sâm cau đen mới là thuốc thật. Để Tránh “tiền mất, tật mang”, người tiêu dùng nên tỉnh táo trước những lời quảng cáo của thương lái. Cách tốt nhất là hãy tìm đến những địa chỉ bán thuốc uy tín trên thị trường.

Công dụng của cây sâm cau

Chuyện kể rằng: Tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, trong 1 chuyến công tác, các chiến sĩ các bộ dưới xuôi được bà con dân tộc mời thử rượu Sâm cau. Sau đó, người nào người nấy nằng nặc đòi về quê gặp vợ. Cũng từ đấy mà sâm cau được đặt cho cái tên là “Cây nhớ vợ”.

Dược tính của sâm cau

Theo đông y: Sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Tác dụng của cây sâm cau là làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh. (Theo cuốn “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” - Đỗ Tất Lợi )

Sâm cau có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu khoa học: Chất Curculigin A trong thân và rễ sâm cau giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh gần 2 lần. Sâm cau là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự. Cũng vì vậy mà nó được ví như là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.

Ngoài ra, thân và rễ cây sâm cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone một cách tự nhiên. Giúp chống lại những bất thường về tinh trùng như: tinh trùng yếu, chưa hoàn thiện hoặc kém chuyển động…

Tác dụng của cây sâm cau

Sâm cau có tác dụng ôn thận, tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh, trừ lạnh, giảm chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp cho cả nam và nữ.

Đặc trị: thận dương yếu, liệt dương, lạnh kinh niên, viêm khớp, đau do lạnh. Tuy nhiên nếu dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức, không nên dùng cho người suy nhược. Dùng để bồi bổ, hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày. Có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo, mạnh gân cốt, đen râu tóc.

Sâm cau cũng có độc tính nên khi chế biến, người ra rửa sạch và ngâm với nước vo gạo để khử bớt độc tính này đi. Có nơi còn sử dụng thân rễ Sâm cau để gây sảy thai. Đối với những bệnh nhân có tiền sử huyết áp thì uống nước sâm mỗi ngày sẽ duy trì huyết áp ở mức ổn định, tránh tai biến.

Cách sử dụng sâm cau

Hiện nay, sâm cau được lưu hành trên thị trường với 2 dạng phổ biến là sâm cau khô và sâm cau tươi. Nhiều người thường sử dụng sâm cau tươi để ngâm rượu vì chúng có vẻ ngoài đẹp và bắt mắt hơn sâm cau khô. Tuy nhiên, cách làm này lại hoàn toàn sai lầm và gây lãng phí. Tương tự như nhiều loại thảo dược khác, củ sâm cau để có tác dụng tốt phải được điều chế đúng cách.

Cách dùng sâm cau

Sâm đào từ rừng về đem rửa sạch đất cát rồi ngâm nước vo gạo 3 tiếng. Sau đó vớt ra rửa sạch để ráo nước. Thái mỏng phơi khô từ 2 đến 3 nắng. Đem sao vàng, sau đó hạ thổ rồi mới ngâm với rượu. Nên dùng loại rượu gạo nấu bằng men truyền thống. Nếu ngâm được bằng rượu nếp thì càng tốt. Thời gian ngâm rượu sâm cau tối thiểu từ 40 ngày. Ngâm càng lâu thì càng có tác dụng tốt. Mỗi lần dùng từ 1 - 2 chén.

Sâm cau ngâm rượu

Ngâm rượu là cách sử dụng phổ biến nhất. Để gia tăng tác dụng của sâm cau, bạn nên kết hợp loại thảo dược này với một số nguyên liệu khác. Cụ thể: Kết hợp cùng ba kích và rượu nếp. Ngâm cùng dâm dương hoắc và rượu nếp. Sâm cau ngâm cùng rượu trắng. Ngâm cùng nấm ngọc cẩu. Ngâm cùng tất cả các nguyên liệu kể trên.

Đối tượng sử dụng sâm cau

Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh; Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục; Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp; Người bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường khả năng tình dục./.