Hà Lan: Các gia đình sẽ cắt giảm bữa ăn để đối phó với khủng hoảng chi phí sinh hoạt

ezgifcom-gif-maker-1656497489.jpg
Ảnh minh họa

Nữ hoàng Maxima (Hà Lan) nói rằng, bà rất lo lắng về tác động của việc nâng cao giá thực phẩm và năng lượng đối với các gia đình, điều có thể dẫn đến gia tăng bất ổn ở một số khu vực.

Theo báo cáo Triển vọng Thị trường Hàng hóa mới nhất của Ngân hàng Thế giới, giá năng lượng năm 2022 dự kiến ​​sẽ tăng trên 50%, trong khi giá lúa mì dự báo tăng hơn 40%.

Bà Maxima chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ: “Giá thực phẩm tăng, giá năng lượng tăng, về cơ bản có nghĩa là nhiều gia đình sẽ phải cắt giảm từ ba hoặc hai bữa một ngày xuống còn một bữa một ngày. Và điều này thực sự sẽ gây ra, thậm chí làm trầm trọng hơn sự bất ổn ở những khu vực khác. Vì vậy, điều đó làm tôi lo lắng rất nhiều."

Maxima, người ủng hộ đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về tài chính toàn diện cho phát triển, nói rằng đại dịch đã đẩy nhiều người hơn vào cảnh nghèo khó cùng cực và việc tăng giá phân bón có thể có những tác động cả ngắn hạn và dài hạn. Là một nhà kinh tế được đào tạo, Maxima trước đây đã làm việc trong lĩnh vực tài chính quốc tế và các thị trường mới nổi.

"Trong năm nay và cả năm tới, tình trạng này sẽ càng rõ ràng hơn, bởi vì khi bạn không có phân bón, bạn không thể tăng năng suất của mình. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy ít sản phẩm xuất ra từ Châu Phi. Vì vậy, chúng ta sẽ có ít thức ăn hơn, từ đó giá thậm chí có thể sẽ tăng cao hơn nữa, rất đáng lo ngại,” bà nói.

Tiếp cận tài chính

Khi được hỏi về mức độ lo ngại trước cuộc xung đột ở châu Âu, Maxima chia sẻ: “Thật đáng buồn, mối quan tâm không chỉ là xung đột trong và ngoài châu Âu, mà còn ở vai trò của tôi trong việc quản lý tài chính cho sự phát triển, cho việc giảm nghèo. Tôi muốn các bé gái được đến trường nhiều hơn, tôi muốn nhiều người có một tương lai tốt đẹp hơn ”.

Bà nói rằng trong khi đại dịch Covid-19 đã có tác động tiêu cực đến nhiều người, nó cũng mang đến một số mặt tích cực đối với việc quản lý tài chính. Sự chuyển hướng sang số hóa trong thời gian cách ly khiến nhiều chính phủ phát hiện ra tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ để tiếp cận những người cần hỗ trợ tài chính.

Bà nói, “Rất nhiều chính phủ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và việc cách ly bắt đầu, đã nghĩ rằng đây là cách để chúng tôi hỗ trợ tài chính cho những người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất, họ không thể đi chợ và bán hàng, và đây là một vấn đề rất quan trọng". Rất nhiều quốc gia đã tăng khoản thanh toán này từ chính phủ cho người dân trong hai năm này và họ đã thực sự phát hiện ra công cụ quản lý tài chính để thực sự thực hiện nhiều mục tiêu khác mà họ đang cố gắng đạt được.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, Maxima cho biết: "1,2 tỷ người trưởng thành đã được tiếp cận với các dịch vụ tài chính trong thập kỷ qua", nhưng có lẽ còn 1,5 tỷ người nữa chưa được tiếp cận."

Maxima cũng bày tỏ, công nghệ rất quan trọng để kết nối mọi người: “Nếu không có công nghệ, chúng tôi sẽ không thể tiếp cận hàng tỷ người mà chúng tôi đã làm như bây giờ… Vì vậy, các công ty công nghệ - tài chính thực sự có thể đóng một vai trò rất tốt. Bởi vì họ nghĩ khác và họ thực sự có thể lắng nghe nhu cầu của một bộ phận dân cư và thiết kế ra những sản phẩm phục vụ cho những nhu cầu đó."

Bà nói rằng phụ nữ, nông dân sản xuất nhỏ ở nông thôn, các doanh nghiệp siêu nhỏ và những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đang rất cần các giải pháp kỹ thuật số để cải thiện khả năng tiếp cận tài chính.

“Đáng buồn thay, sau đại dịch này, chúng ta thậm chí có thể thấy những người phụ nữ ít kết nối với internet hơn, bởi vì giữa số tiền phải chi để có điện thoại và để đồ ăn trên bàn, họ đã chọn đặt đồ ăn lên bàn," cô ấy nói. “Vì vậy, có một mối liên hệ rất lớn giữa khả năng chi trả và khả năng tiếp cận các giải pháp kỹ thuật số, để có thể thu hút mọi người về mặt tài chính.”