Gìn giữ môi trường xanh từ những cánh đồng không vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật
Để triển khai hiệu quả mô hình “Cánh đồng không vỏ thuốc BVTV”, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân các biện pháp thu gom bao bì thuốc BVTV để vào đúng nơi quy định; mở lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng thuốc BVTV, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Những thức quà đặc trưng đánh thức mọi giác quan của mùa Thu Hà Nội
Mùa Thu Hà Nội không chỉ có không khí lãng mạn của nắng vàng nhè nhẹ giữa tiết trời mát dịu cùng mùi hương hoa sữa nồng nàn, mà còn có những những thức quà gây thương nhớ đặc trưng chỉ cần nhắc tới đã đánh thức mọi giác quan.
Nhận diện vai trò của bèo hoa dâu trong phát triển nông nghiệp xanh giảm phát thải
Mô hình sử dụng bèo hoa dâu trong sản xuất lúa vừa giúp tiết kiệm phân bón, vừa tạo ra sản phẩm sạch và giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường. Mặc dù tiềm năng rất lớn nhưng bèo hoa dâu lại chưa thực sự đi vào sản xuất lúa bền vững và cần có cơ chế để nhân rộng mô hình này.
Cây “đặc sản” giúp nông dân có lương hưu khi về già
Để giúp người dân có thể được hưởng lương hưu, giảm nỗi lo mưu sinh khi về già, Hội nông dân huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) triển khai mô hình “Cây bảo hiểm xã hội tự nguyện”.
Thúc đẩy liên kết chuỗi trong sản xuất nông sản hữu cơ đảm bảo tăng thu nhập
Hiện nay sản xuất theo hướng hữu cơ vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải có sự liên kết chặt chẽ các khâu mới có thể phát triển ổn định và bền vững trong sản xuất nông sản hữu cơ, đảm bảo thu nhập cho người nông dân.
Đắk Lắk: Đánh giá, phân hạng 25 sản phẩm OCOP đợt II-2024
Sáng 6/8, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức hội nghị xem xét, đánh giá, chấm điểm phân hạng cho 25 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao của các huyện đề nghị.
Thái Nguyên phát triển vùng quế vừa phủ xanh rừng vừa tăng thu nhập cho người dân
Thời gian qua, các cấp, các ngành ở tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách, dự án hỗ trợ phát triển cây quế. Theo đó, người dân được hỗ trợ cây giống, đối với các hộ trồng quế trong diện tích rừng phòng hộ còn được hỗ trợ thêm phân bón. Để khuyến khích mở rộng diện tích, tỉnh Thái Nguyên xây dựng cơ chế hỗ trợ cho người dân trồng quế có diện tích đất lâm nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho thuê, giao khoán, đất lâm nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài.
Nông dân Hậu Giang thu lợi nhuận bình quân 41,7 triệu đồng/ha trong vụ lúa Đông Xuân
Vụ lúa Đông xuân 2023- 2024 tại tỉnh Hậu Giang có được thành công nổi bật khi diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng đều vượt kế hoạch; đặc biệt giá thành sản xuất vụ lúa này ước tính bình quân 3.560 đồng/kg, nông dân thu lợi nhuận bình quân đạt 41,7 triệu đồng/ha, tăng 27% so với vụ Đông xuân 2022- 2023.
Cây dược liệu – hướng thoát nghèo bền vững tại các bản khó vùng cao
Trồng cây dược liệu dưới tán lá rừng không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng của thiên nhiên, mà còn tạo nguồn thu nhập chính, đưa kinh tế bà con vùng núi cao tỉnh Thanh Hóa từng bước khởi sắc.
Thanh Hóa: Giám sát động thương mại tại phiên chợ OCOP 2024
Trong thời gian diễn ra phiên chợ OCOP, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã phối hợp với các ngành liên quan thường xuyên tuyên truyền và giám sát các doanh nghiệp, cơ sở tham gia trưng bày và bán sản phẩm đảm bảo theo quy định.
Định hướng phát triển bền vững cà phê trong bối cảnh tăng trưởng “nóng”
Trước tình hình thị trường cà phê toàn cầu đang “nóng”, Đắk Lắk đang sẵn sàng các phương án quy hoạch và phát triển ngành hàng chiến lược này để tránh việc tăng trưởng ồ ạt gây mất kiểm soát cung - cầu.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP
Trong 6 tháng đầu năm 2024, thị xã Sông Cầu đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong việc thực hiện chương trình OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Công tác chỉ đạo và điều hành được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. UBND thị xã đã ban hành 17 văn bản chỉ đạo, triển khai chương trình OCOP đến các địa phương, qua đó thúc đẩy việc xây dựng và đăng ký sản phẩm tham gia chương trình.
Phát triển vùng cảnh quan bền vững, giảm phát thải trên cây cà phê Tây Nguyên
Trong giai đoạn 2016 - 2023, Tổ chức IDH - Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững của Hà Lan đã tổ chức phát triển vùng cảnh quan bền vững, giảm phát thải trên cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Chương trình có 3 nhóm mục tiêu chính là sản xuất bền vững, bảo tồn và an sinh xã hội.
Bảo tồn phát triển giống nhãn cổ đặc sản, Hưng Yên gia tăng giá trị vùng nhãn
Nhờ nỗ lực bảo tồm và phát triển những giống nhãn cổ, nhãn đặc sản, tỉnh Hưng Yên hiện có khoảng 50 nguồn gene nhãn đang sản xuất ở các địa phương; trong đó, trên 40 nguồn gene có nguồn gốc bản địa. Điều này không chỉ làm tăng giá trị vùng trồng nhãn của Hưng Yên mà còn có ý nghĩa quan trọng về nguồn gene thực vật bản địa, giá trị về ẩm thực vùng miền và giá trị văn hóa, du lịch của Hưng Yên.