Nông sản Việt Nam xuất khẩu gia tăng bất thường số lượng cảnh báo từ EU
Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng bất thường trong số lượng cảnh báo từ EU, với tổng cộng 57 các hoạt chất thường bị EU kiểm soát mà doanh nghiệp, người nông dân cần đặc biệt chú ý, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2023. Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp chú ý kiểm soát các hoạt chất dựa trên các cảnh báo từ EU cho nông sản Việt Nam.
Cần phải tư duy tích hợp trong xây dựng hệ thống thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long
“Đề án Phòng chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long” phải giải quyết tổng thể giữa sạt lở, sụt lún, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và nước sinh hoạt. Với những vấn đề này, phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn để giải quyết từng bước, nhưng có những việc phải giải quyết dứt điểm như sạt lở bờ biển Tây, thiếu nước sinh hoạt…
Hợp tác công tư mở ra triển vọng phát triển nông nghiệp cho Đắk Nông
Những bất cập, hạn chế của nông nghiệp Đắk Nông như sản xuất nhỏ lẻ, liên kết yếu, chưa hình thành vùng nguyên liệu tập trung, … sẽ được giải quyết khi hợp tác công tư được hình thành.
Chủ thể gặp khó khi nhiều người tiêu dùng còn mơ hồ về sản phẩm OCOP
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nền nông nghiệp. Từng bước chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang hướng liên kết chuỗi giá trị, xây dựng được nhiều sản phẩm giá trị. Tuy nhiên, đến nay nhiều người tiêu dùng vẫn còn mơ hồ khi nhắc đến sản phẩm OCOP.
English Olympics of Vietnam (EOV) 2024: Hành trình truyền cảm hứng về sức trẻ với bản lĩnh và khát khao vươn xa
Vòng Chung kết cuộc thi English Olympics of Vietnam (EOV) 2024 với chủ đề "Nhà lãnh đạo tương lai" vừa diễn ra sôi nổi tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội). “Sân chơi” của giới trẻ yêu mến tiếng Anh đã chính thức khép lại, tuy nhiên dư âm về một thế hệ đầy bản lĩnh và khát khao vươn xa vẫn còn mãi với thời gian.
Ấn Độ là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Nam Á còn nhiều dư địa để bứt phá
Có thể nói thị trường Ấn Độ đang là cửa ngõ để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập và tiếp cận vào thị trường các nước Nam Á. Chiều ngược lại, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 23 trên thế giới và lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ.
Chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp kỳ vọng phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo
Trong bối cảnh thách thức của biến đổi khí hậu và những biến chuyển của thị trường, Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" (Đề án) ra đời được kỳ vọng sẽ mang đến giải pháp tối ưu giúp gia tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân và phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL.
Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển
Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh, sản xuất bền vững thì cần chú trọng nâng cao nhận thức và phát huy sự tham gia từ phía người tiêu dùng trong việc thực hành tiêu dùng bền vững và đồng hành cùng doanh nghiệp để cùng đạt được các kết quả bền vững.
Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng
Thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.
Việt Nam khẳng định vai trò trong chiến lược Hợp tác Nam – Nam bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững
Hợp tác ba bên Việt Nam - châu Phi được coi là hình mẫu hợp tác Nam - Nam. Việt Nam tự hào với một nền nông nghiệp sáng tạo, dễ áp dụng, hiệu quả cao... Nền tảng này giúp Việt Nam tăng cường hợp tác với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ). GIZ hiện có hơn 30 quốc gia châu Phi cùng hợp tác để chia sẻ những bài học kinh nghiệm để hướng tới phát triển bền vững.
Muối nội tồn kho, trong khi vẫn phải nhập khẩu từ 400.000-600.000 tấn muối mỗi năm, đâu là giải pháp bền vững ngành muối?
Việt Nam có truyền thống làm muối, là sinh kế của hàng vạn người dân. Tuy nhiên, bao năm đời sống diêm dân luôn gắn liền với nỗi vất vả. Muối nội địa giá trị thấp, tồn kho nhiều, nhưng mỗi năm phải nhập khẩu từ 400.000-600.000 tấn muối để đáp ứng nhu cầu trong nước. Giải pháp phát triển bền vững nghề muối vẫn luôn là trăn trở của các cấp, ngành và địa phương.
Sức bật mạnh mẽ từ Chương trình 1719 với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Từ nguồn vốn của Chương trình 1719, đời sống kinh tế của người dân huyện Lắk (Đắk Lắk) ngày càng đi lên. Không dừng lại ở đó, huyện vẫn tiếp tục đẩy mạnh chương trình để tạo ra nhiều kết quả tốt hơn.
Nông nghiệp Việt Nam hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ 5.0
Ứng dụng công nghệ 5.0 ra đời góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông nghiệp phát triển mạnh và hài hòa hơn. Hiện xu hướng này từng bước được các doanh nghiệp, người nông dân và hợp tác xã áp dụng, từ đó mang lại diện mạo mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Đô thị hóa thu hẹp đất nông nghiệp tạo áp lực lên sản xuất nông nghiệp bền vững
10 năm gần đây, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng từ 30,5% năm 2010 lên 42% năm 2023. Tuy vậy, quá trình đô thị hóa hiện nay chưa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới. Đất nông nghiệp thu hẹp nhanh, áp lực lên sản xuất nông nghiệp bền vững.