Cây nhọ nồi có thân màu lục, màu nâu nhạt hoặc đỏ tía. Bên ngoài được bọc một lớp lông màu trắng, cứng và thưa. Lá cây nhọ nồi có chiều rộng 5-15mm, chiều dài 2-8cm, phiến lá dài và hẹp, hai mặt lá có lông mềm, mép lá hình răng cưa. Hoa có màu trắng, mọc ở ngọn, thân hoặc giữa các kẽ lá. Quả dẹt, có cánh, đầu cụt với chiều dài 3 mm, rộng 1,5 mm. Là loại cây mọc hoang nên bạn có thể tìm thấy khắp nơi ở nước ta, đặc biệt hai bên ven đường, chỗ đất ẩm ướt.
Bộ phận dùng của cây nhọ nồi
Sử dụng toàn cây để làm thuốc chữa bệnh. Người ta thu hái cây quanh năm, lúc nhổ cây về sẽ rửa sạch, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hóa học của cây nhọ nồi
Tannin, Lsoflavonoids, Flavonoids, Saponins hay Aldehyd loại terthienyl, Glycosides triterpene, các axit hữu cơ… là những thành phần được tìm thấy trong cây nhọ nồi có tác dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau trong đó có bệnh gút. Chất Saponin hỗ trợ điều trị cho người có hàm lượng cholesterol trong máu cao, điều trị ung thư và tốt cho xương – hệ miễn dịch.
Theo Đông y, nhọ nồi có tính lạnh, vị chua ngọt, giúp mát huyết, thanh can nhiệt, cầm máu, làm đen tóc, dưỡng thận âm, chống đau viêm, trị mẩn ngứa, xuất huyết nội tạng… Ngoài ra, còn giúp chống lại nguy cơ chảy máu tử cung hiệu quả.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi
Chữa viêm họng bằng cây nhọ nồi: Tác dụng của cây nhọ nồi trong việc chữa viêm họng rất hiệu quả. Với tình trạng họng sưng tấy, nuốt đau thì bạn sử dụng nhọ nồi, bồ công anh, cam thảo đất sắc lấy nước uống, dùng 1 lần/trên ngày, uống trong 3 – 5 ngày là khỏi.
Cách hạ sốt bằng cây nhọ nồi: Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng cây nhọ nồi để điều trị sốt cao. Đây là bài thuốc cực kỳ tốt cho những người bị sốt nhưng không được sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là trẻ nhỏ. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu: cây nhọ nồi, củ sắn dây, cam thảo và sài đất, mang đi rửa sạch và sắc lấy nước uống 1 thang/ngày. Uống liên tục cho tới khi hạ sốt hoàn toàn.
Chữa chảy máu cam bằng cây nhọ nồi: Tác dụng cầm máu của cây nhọ nồi rất nhanh nên dân gian thường dùng nhọ nồi để đắp trực tiếp lên vết thương bị chảy máu. Và từ đó cũng có thể giúp cầm máu ở những người bị chảy máu cam. Thực hiện: Dùng 20g nhọ nồi, 16g hoa hòe và cam thảo đất, sắc mỗi ngày 1 thang. Người bệnh cần uống liên tục trong 1 tuần giúp trị tình trạng chảy máu cam rất hiệu quả.
Chữa suy nhược cơ thể: 100g Cỏ nhọ nồi, 100g mần trầu, gừng khô (50g). Sao khô các vị thuốc, mang đi sắc cùng 3 chén nước dừa. Dùng nước này chia thành 2 lần sử dụng/ngày giúp ăn ngon, tăng sản sinh máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Chữa bệnh rong kinh bằng cây nhọ nồi: Lấy cỏ nhọ nồi giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc có thể sắc cỏ nhọ nồi khô với nước rồi uống hàng ngày sẽ giúp điều trị tình trạng rong kinh rất hiệu quả mà không tốn kém.
Tác dụng chữa nổi mề đay từ cây nhọ nồi: Chuẩn bị một nắm lá nhọ nồi, rau diếp cá, lá khế, dưa chuột, lá nhài, lá huyết dụ. Tất cả mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó cho vào cối giã nát để lấy nước uống. Ngoài ra bạn có thể dùng bã của chúng để xoa lên vùng da bị nổi mề đay, giúp tăng cường hiệu quả giảm mẩn ngứa và nổi nhiều hơn.
Chữa gan nhiễm mỡ từ cây nhọ nồi: Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, trước khi sử dụng các loại thuốc tây y, người bệnh có thể áp dụng uống nước cốt cây nhọ nồi mỗi ngày để đào thải độc tố trong cơ thể, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Cần lưu ý khi sử dụng nhọ nồi
Người có tỳ vị hư hàn, người âm hư không có nhiệt thì không nên sử dụng cây nhọ nồi làm thuốc trị bệnh. Cây nhọ nồi có tác dụng gây hạ huyết áp, đặc biệt thuốc không giãn mạch do vậy người huyết áp thấp nên cẩn trọng.
Đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhọ nồi để điều trị bệnh vì có thể gây sảy thai. Người bị sôi bụng, viêm đại tràng mạn tính, người thường xuyên đại tiện lỏng cũng không nên sử dụng. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 1 tuổi nên cẩn thận với liều lượng sử dụng, nếu muốn hạ sốt thì chỉ cần dùng lá nhọ nồi đắp dưới bẹn hoặc nách, không nên uống.
Thiên nhiên ban tặng cho ta những cây thuốc quý, nhưng nếu không biết đến và áp dụng hiệu quả thì quả là đáng tiếc. Do vây, bạn hãy áp dụng ngay các cách điều trị bệnh với loại “thần dược” dễ kiếm này./.