Tuyên Quang:

Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với trồng và bảo vệ rừng nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân

Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương với những bước đi chủ động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, vận dụng các chính sách của Đảng, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi mô hình hoạt động, tích cực phát triển sản xuất gắn với bảo vệ rừng. Không chỉ tạo lập được vị thế doanh nghiệp trên thị trường mà còn đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung và của huyện Sơn Dương nói riêng.

Vượt khó phát triển kinh tế liên kết trồng và bảo vệ rừng

Tiền thân là Lâm trường Thống Nhất được thành lập năm 1960, là đơn vị có 100% vốn Nhà nước được UBND tỉnh giao thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, đảm bảo lợi ích hài hòa và phát triển bền vững trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương là Công ty hai thành viên, được thành lập bởi Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương và Công ty CP Giấy An Hòa. Công ty hai thành viên đi vào hoạt động từ 05/11/2020, gắn kết xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất rừng trồng và bảo vệ rừng bền vững.

cong-ty-tnhh-lam-nghiep-son-duong-rung-fsc5-31072024213002-725-1729499440.jpg
Một góc rừng FSC được Công ty TNHH Lâm Nghiệp Sơn Dương quản lý và chăm sóc.

Được tỉnh Tuyên Quang giao quản lý, sử dụng 5.028,56 ha đất lâm nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn của 19 xã, thị trấn thuộc huyện Sơn Dương. Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương trong quá trình hoạt động đã gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy bằng sự nhạy bén của tập thể lãnh đạo cùng sự chia sẻ của các sở, ban, ngành và sự động viên tháo gỡ cơ chế của lãnh đạo UBND tỉnh đã đưa công ty vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển ổn định qua việc đầu tư kinh phí hợp tác với Viện giống, Viện nghiên cứu lâm sinh thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Cây Nguyên liệu giấy và thực hiện quản lý, sản xuất, kinh doanh rừng bền vững theo Bộ tiêu chuẩn FSC (Diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ FSC đạt 3.244,4 ha). 

Việc mạnh dạn xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất kinh doanh, chuyển đổi giống cây trồng và thâm canh cao, áp dụng hình thức liên doanh liên kết, giao khoán với các hộ dân tại địa phương từ đó tạo công ăn việc làm, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đến sản phẩm cuối cùng, qua đó mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế và thu nhập ổn định cho người dân tại địa phương.

z5944318341281-99d7655ad779721af08b632de5399272-1729499958.jpg
Ông  Nguyễn Hồng Thái, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương (đứng giữa tay cầm mũ).

Chia sẻ với Phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh, ông Nguyễn Hồng Thái - Chủ tịch HĐTV, Giám đốc Công ty cho biết: Chúng tôi luôn xác định nhiệm vụ then chốt là quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ với tình hình kinh tế, đời sống của người dân hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, rồi từ những cái khó đó họ tìm đến rừng để nương tựa, phá rừng chiếm đất. Vậy nên, bên cạnh việc quản lý bảo vệ rừng chúng tôi đã và đang cố gắng phát triển xây dựng các phương án, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, chuyển giao kỹ thuật…

Đặc biệt với hình thức khoán cả chu kỳ, trong đó rừng được đầu tư chủ yếu bằng vốn của Công ty, các hộ nhận khoán bỏ vốn đối ứng bằng một phần công lao động. Khi khai thác, Công ty thu sản phẩm tương ứng với vốn và phần tỷ lệ sản phẩm vượt khoán mà hai bên đã thống nhất trong hợp đồng. Với cách làm này, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu mua nguyên liệu, điều mà không nhiều đơn vị trồng cây nguyên liệu làm được. Từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân và như vậy thì đồng nghĩa với việc giảm thiểu được nguy cơ phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại địa phương.

Đời sống người trồng rừng được cải thiện

Hiện nay, các hộ dân ở xã Đại Phú (Sơn Dương) có đời sống khấm khá nhờ mô hình liên kết trồng rừng với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương. Anh La Văn Thuận ở Thôn Đồng Na liên kết với Công ty đầu tư nhân công chăm sóc, bảo vệ và khai thác trên 5 ha rừng. Từ năm 1995 đến nay anh Thuận đã 4 lần khai thác hơn 5 ha rừng, trong đó có những lô rừng anh Thuận  thu nhập khoảng 80 đến 90 triệu đồng/ha. 

z5944318357459-c77aa9c069e6b2c93bfb1cb1b9e23c98-1729500283.jpg
Vườn keo đẹp mê mẩn đang trong giai đoạn phát triển của người dân liên kết với Công ty TNHH Lâm Nghiệp Sơn Dương.

Anh Thuận chia sẻ, trước đây khi chưa thực hiện liên kết với công ty, gia đình anh là hộ nghèo. Kinh tế gia đình chỉ trông vào cây lúa, cây ngô và chăn nuôi lợn rồi đi làm quặng, nhựa thông nhưng từ khi nhận giao khoán với công ty, gia đình anh có thu nhập lớn và có tích lũy. Sau khi khai thác rừng, anh Thuận đã đầu tư tiền nuôi bò sinh sản và trồng cam, nuôi con ăn học Đại học y dưới Hà Nội, sắm sửa nhiều đồ dùng sinh hoạt. Nhiều lô rừng keo 3 năm tuổi anh Thuận nhận liên kết sinh trưởng nhanh như đã trồng được 4 đến 5 năm tuổi nhờ được trồng theo đúng quy trình kỹ thuật và thiết kế của Công ty.

Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, hàng năm, Công ty tổ chức Hội nghị người lao động, ký Thỏa ước lao động tập thể. Đồng thời, ngay từ đầu quý IV, Công ty đã chủ động giao kế hoạch của năm tiếp theo cho các đơn vị sản xuất; tiến hành rà soát những diện tích đất trống để đưa vào trồng mới rừng; chuẩn bị đầy đủ vật tư (cây giống, phân bón, vốn…) đáp ứng tiến độ trồng rừng; phân công các đồng chí ủy viên và lãnh đạo công ty trực tiếp chỉ đạo và giải quyết những khó khăn vướng mắc đến từng đơn vị sản xuất…

Nỗ lực khôi phục sản xuất sau hoàn lưu bão số 3

mg-4585-1729500595.jpg
Keo đổ gãy bật gốc sau bão

mg-4588-1729500632.jpg

Keo bị gãy đang trong giai đoạn phát triển mạnh.

Vừa qua, hoàn lưu cơn bão số 3 gây mưa lớn và thủy điện Tuyên Quang xả lũ 8/8 cửa xả đáy đã gây gập úng diện rộng tại các vùng trũng thấp, thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp của tỉnh nhà nói chung cũng như Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương nói riêng. Công ty đã bị đổ, gãy 346,3 ha rừng keo, bạch đàn từ 1 đến 5 năm tuổi, thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo quyết liệt giám nghĩ giám làm của ban lãnh đạo Công ty, sự đồng lòng của cán bộ công nhân viên cùng bà con nhân dân liên kết đến nay, Công ty đang tập trung khắc phục diện tích bạch đàn từ 1 đến 2 năm tuổi bằng cách dựng lại cây và buộc cọc chống đỡ. Còn đối với diện tích cây từ 4 đến 5 năm tuổi phải chặt tận thu và tiến hành trồng lại.

mg-4589-1729500785.jpg
Cán bộ Kiểm lâm cùng đại diện Công ty TNHH Lâm Nghiệp Sơn Dương kiểm tra đánh giá tình hình, xây dựng phương án khắc phục sau bão.

Quyết tâm phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với trồng và bảo vệ rừng tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân Sơn Dương; Trải qua nhiều thăng trầm khó khăn trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu sau đại dịch Covit 19, cùng hậu quả của cơn bão Yagi để lại; Thế nhưng, bằng sự quyết tâm giám nghĩ giám làm của tập thể lãnh đạo, các đối tác liên kết cùng những chia sẻ của các sở, ban, ngành, sự động viên tháo gỡ cơ chế kịp thời của lãnh đạo UBND tỉnh, Công ty vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế hỗ trợ bà con nhân dân phát triển kinh tế gắn với trồng và bảo vệ rừng./.

Xuân Hiếu - Kim Chung