Tiềm năng Đầu tư phát triển điện Gió ở Việt nam

Việt Nam là quốc gia có hình cong chữ S, phía Đông là Biển Đông, phía Tây đất liền đồi núi, cao nguyên, và đồng bằng. Nước ta có chiều dài bờ biển chạy dọc kinh tuyến Bắc Nam hơn 3200km, rất dồi dào tiềm năng Điện gió.
nang-luong-tai-tao-dien-mat-troi-rumtechs-1663988842.jpg
 

Có vị trí cận xích đạo thuộc bán cầu Bắc, tiềm năng bức xạ Năng lượng mặt trời rất tốt 2000kWh/m2-3000kWh/m2. Điện mặt trời và Điện gió là nguồn năng lượng sạch, vô tận mà nước ta địa lợi, thiên thời và nhân hòa nữa là phát triển.

Mặt khác, VN là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh GDP hàng năm >6%. Nhu cầu Điện năng, Năng lượng phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội rất cần. Trong khi đó, phát triển Công nghiệp hóa thiếu kiểm soát gây ô nhiễm môi sinh trầm trọng thời gian dài vừa qua; Nhiệt điện than công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và để lại nhiều hậu quả khó khắc phục trong thời gian qua.

Nhu cầu Điện Năng - Giải pháp trong tương lai

Theo Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019 (EOR 2019) của Bộ Công thương, Việt Nam chủ yếu vẫn đang sử dụng nguồn điện năng từ năng lượng không tái tạo là than và thủy điện. Tổng năng lực sản xuất của Việt Nam là 54.880 MW đến năm 2019, với thủy điện chiếm 30,8%.

Điều này một mặt tác động tiêu cực tới môi trường, mặt khác đe dọa an ninh năng lượng do các nguồn năng lượng sơ cấp truyền thống trong nước ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, việc tăng cường phát triển năng lượng tái tạo có ý nghĩa to lớn, đặc biệt trong việc giảm sử dụng than nhập khẩu, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, bảo đảm an ninh năng lượng. Đây chính là “cánh cửa lớn” mở ra triển vọng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam khi nguồn năng lượng mặt trời và điện gió ở Việt Nam vô cùng phong phú và đầy tiềm năng.

Tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2020 tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua, từ 2007 - 2017, tăng trưởng 14,6%. Riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong giai đoạn 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5 - 9,5%. Với nhu cầu điện thương phẩm như trên, dự kiến công suất điện 13GW - 14GW. Đến nay, mới đáp ứng được 6GW/năm. Từ nay năm 2030, mỗi năm cần công suất suất 5GW - 7GW/năm.

Nhiệt Điện, thủy điện đã khai thác tới hạn

Nhiệt điện than khó có thể tăng thêm công suất do giá nhập khẩu than tăng và vận hành ô nhiễm môi sinh. Thủy điện gần đây bị cạn kiệt nguồn nước do bị chặn dòng từ thượng nguồn phía Lào, Trung Quốc. Gần như những nhà máy thủy điện công suất lớn nhỏ hiện nay chạy non công suất vì thiếu nước, các dòng sông khác thác tới hạn. Nhiệt điện giá cao, ô nhiễm bị hạn chế.

Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch - Điện Mặt Trời, Điện Gió trở thành nguồn năng lượng sống còn phải tập trung khai thác phát triển một cách hợp lý./.