Năm 2022, hội nghị được tổ chức với sự mở rộng về quy mô, đối tượng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối.
Với danh mục hơn 500 chi tiết linh kiện có nhu cầu tìm nhà cung cấp trong nước, cộng đồng doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối đã tiếp xúc với khoảng 130 nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có tiềm năng tham gia chuỗi cung ứng, với hơn 300 cuộc kết nối đã được xác định trước để cùng kết nối tìm kiếm cơ hội tham gia chuỗi cung ứng.
Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Hàng năm, UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương giao Sở Công thương phối hợp Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp (HEPZA) và Ban quản lý Khu Công nghệ cao (SHTP) tổ chức hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối”.
“Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước nắm bắt các cơ hội thị trường, tiếp cận và từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẽ được học hỏi từ các doanh nghiệp FDI về trình độ quản lý, sản xuất, tạo động lực để đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất, tham gia hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, SFS 2022 tiếp tục là cầu nối hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ được gặp gỡ, tiếp xúc và kết nối giao thương với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam”, ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh.
Ngoài ra, tại SFS 2022 còn có khu trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, linh kiện cần tìm kiếm nhà cung cấp và khu trưng bày của đơn vị mạng lưới công nghiệp hỗ trợ, tổ chức cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố tham quan nhà máy của doanh nghiệp. Qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đối tác trong và ngoài nước, mở rộng quy mô nhà xưởng, tham gia hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật sản xuất.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Trải qua 4 năm tổ chức hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ, Ban tổ hội nghị cho biết đã thu hút 96 doanh nghiệp FDI và sản xuất sản phẩm công nghiệp đầu cuối, kết nối 370 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố và các tỉnh có sản phẩm cung ứng phù hợp với hàng ngàn cuộc tiếp xúc trực tiếp 1- 1. Số lượng nhà mua hàng, nhà bán hàng và cuộc kết nối tăng dần qua từng năm cho thấy hội nghị ngày càng có tầm ảnh hưởng và phát huy đúng vai trò kết nối, tạo cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp liên kết cùng phát triển mở rộng sản xuất”.
Theo đánh giá chung, ngành công nghiệp hỗ trợ là một nhánh quan trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, đóng vai trò như nguồn đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất và thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong nước. Trong nhiều năm qua, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ về cả cơ chế chính sách cũng như việc đẩy mạnh đầu tư nhiều nguồn lực, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những bước tiến nhất định, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vào chuỗi cung ứng thế giới, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay còn gặp phải những mặt hạn chế nhất định về sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài. Thực trạng chung của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu